Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
Nhưng vấn đề tổ chức kinh tế
Ba vấn đề kinh tê cơ bản của một nền kinh tế
Ba câu hỏi cơ bản của tổ chức kinh tế: cái gì, thế nào và cho ai; vẩn là những vấn đề cốt yếu từ thuở khai nguyên nền văn minh nhân loại cho tới ngày nay.
Quyết định sản xuất cái gì
Sản xuất hàng hoá dịch vụ gì, với số lượng bao nhiêu? mỗi xã hội cần xác định nên sản xuất mỗi loại sản phẩm bao nhiêu trong vô sô’ các hàng hoá và dịch vụ có thể sản xuất được trong điều kiện nguồn lực khan hiếm và sản xuất chúng vào thời điểm nào.
Quyết định sản xuất như thế nào
Quyết định sản xuất như thế nào nghĩa là do ai và với tài nguyên nào, hình thức công nghệ nào, phương pháp sản xuất nào.
Quyết định sản xuất cho ai
Quyết định sản xuất cho ai đòi hỏi phải xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hoá và dịch vụ của đất nước. Nói cách khác, sản phẩm quốc dân được phân chia cho các hộ gia đình khác nhau như thế nào?
Tóm lại: ba vấn đề cơ bản nêu trên đều cần được giải quyết trong mọi xã hội, dù là một nhà nước xã hội cjiủ nghĩa, một nhà nước công nghiệp tư bản, một công xã, một bộ tộc, một địa phương, một ngành hay một doanh nghiệp.
Mô hình kinh tế
Mô hình vồng chu chuyển
Hình 1.1 trình bầy mô hình một nền kinh tế giản đơn, người ta thường gọi là biểu đồ chu chuyển. Mô hình này có hai vòng ìuân chuyển:
Vòng luân chuyển bên trong cho thấy dòng của các nguồn lực thực sự.
Vòng luân chuyển bên ngoài là dòng của các khoản thanh toán tương ứng.
Trong mô hình này, nền kinh tế có hai nhóm người ra quyết định là hộ gia đình (người tiêu dùng) và doanh nghiệp (nhà sản xuất). Các doanh nghiệp sử dụng những đầu vào như lao động, đất đai, vốn để sản xuất ra các hàng hoá hoặc dịch vụ. Những đầu vào này được gọi là yếu tố sản xuất. Hộ gia đình sở hữu những yếu tố sản xuất này và tiêu dùng toàn bộ hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp sản xuất ra.
Các hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác với nhau trên hai thị trường. Cung trên là thị trường hàng hoá và dịch vụ, ở đây hộ gia đình là người mua sản lượng (hàng hoá và dịch vụ) do doanh nghiệp sản xuất ra, doanh nghiệp là người bán. Cung dưới là thị trưòng yếu tố sản xuất, ở đây hộ gia đình là người bán, doanh nghiệp là người mua. Trên các thị trường này, hộ gia đình cung cấp cho doanh nghiệp những đầu vào của quá trình sản xuất.
Mô hình vòng chu chuyển đem lại cho ta một cách nhìn giản đơn về cách thức tổ chức các giao dịch kinh tế diễn ra giữa hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Mô hình vòng chu chuyển này là một mô hình đơn giản về nền kinh tế. Nó bỏ qua nhiều chi tiết mà đối với mục đích khác có thể rất quan trọng. Một mô hình phức tạp hơn và thực tế hơn về vòng chu chuyển bao gồm cả Chính phủ và người nước ngoài. Song mô hình đơn giản cũng đủ để hiểu khái quát về cách thức tổ chức của nền kinh tế. Nhờ tính đơn giản này của nó, mà chúng ta có thể tư duy về cách thức gắn kết các bộ phận của nền kinh tế với nhau.
Mô hình đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
Khác với biểu đồ chu chuyển, hầu hết các mô hình kinh tế đều được thiết lập trên cơ sở sử dụng các công cụ toán học. Trong phần này, chúng ta xem xét một mô hình đơn giản nhất mô phỏng nền kinh tế thuộc loại này: “Đường giới hạn khả năng sản xuất ”.
Các xã hội không thể có mọi thứ mà họ muốn, chúng bị ràng buộc bởi các nguồn lực và công nghệ hiện có. Trên thực tế, nền kinh tế sản xuất ra hàng triệu hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, để đơn giản chúng ta hãy tưởng tượng ra một nền kinh tế chỉ sản xuất có hai hàng hoá: máy tính và ô tô. Hai ngành này sử dụng toàn bộ yếu tố sản xuất của nền kinh tế.
Giả sử, nền kinh tế quyết định dành toàn bộ nguồn lực cho sản xuất máy tính. Như vậy, chúng ta sẽ sản xuất ra một lượng máy tính tối đa mỗi năm là 1000.000 chiếc. Một thái cực khác, hãy hình dung toàn bộ nguồn lực được dành cho sản xuất ố tô, nền kinh tế chỉ sản xuất được một số lượng ô tô nhất định: 50.000 chiếc.
Có hai khả nâng kết hợp cực đoan. Giữa hai khả năng này, sẽ còn có rất nhiều khả năng khác. Nếu chúng ta sẵn sàng từ bỏ một số lượng nhất định máy tính, chúng ta sẽ có thêm ô tô và càng giảm nhiều máy tính thì chúng ta càng có thêm nhiều ô tô. Giả định về các khả năng khác của sự kết hợp được mô tả trong bảng 1.1 sau đây:
Bảng 1.1. Cấc khả năng sản xuất khác nhau
|
Phương án A cho thấy trường hợp cực đoan của toàn bộ nguồn lực tập trung sản xuất máy tính mà không có một ô tô nào được sản xuất. Phương án F là một kết hợp cực đoan trong đó chỉ có ô tô được sản xuất và không có một chiếc máy tính nào được sản xuất. Giữa các trường hợp này là các trường hợp: B,C, D, E là các kết hợp của việc từ bỏ máy tính để có thêm ô tô.
Khi chúng ta di chuyển từ các điểm A đến điểm B,C, …F, chúng ta phải chuyển lao động, vốn, đất đai từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác. Như vậy, khi một quốc gia chuyển từ sản xuất hàng hoá này sang sản xuất hàng hoá khác, cũng có nghĩa là chuyển nguồn lực sản xuất của nền kinh tế từ cách sử dụng này sang cách sử dụng khác.
Nếu chúng ta biểu diễn các khả nãng sản xuất trong bảng 1.1 trên một hệ trục toạ độ vói trục tung đo lường sản lượng máy tính và trục hoành đo lường sản lượng ô tô. Chúng ta sẽ có các điểm kết hợp của máy tính và ô tô. Nối các điém này lại, ta được một đường cong liên tục và được gọi là đường khả năng giới hạn sản xuất, viết tắt là: PPF.
Đường PPF biểu diễn các phương án mà xã hội có thể lựa chọn để thay thế máy tính bằng ô tô. Giả định rằng các đầu vào và công nghệ cho trước, các điểm nằm ngoài đưòng PPF như điểm I là phương án không khả thi. Các điểm nằm trong đường PPF như điểm G là phương án sản xuất kém hiệu quả, dư thừa nguồn lực sản xuất.
Đường giới hạn khả năng sản xuất – PPF, mô tả mức sản xuất tối đa mà một nền kinh tế cố thể đại được với số lượng đầu vào V¿1 công M>hệ hiện có. Nó cho biết các khả năng sản xuất khác nhau mà một xã hội cố thể lựa chọn.
Đường khả năng giới hạn sản xuất chỉ ra một sự đánh đổi mà xã hội phải đối mặt. Một khi chúng ta đạt được điểm hiệu quả trên đường PPF, thì cách duy nhất để tăng quy mổ sản xuất một hàng hoá nào đó là phải giảm quy mô sản xuất hàng hoá khác. Chẳng hạn, khi nền kinh tế chuyển từ điểm c đến điểm D, nếu sản xuất thêm 1 ô tô xã hội phải trả giá bằng việc hy sinh nhiều máy tính hơn.
Đường PPF trong hình 1.2 được xây dựng cho hai hàng hoá điển hình, nhưng cũng có thể áp dụng cho bất kỳ loại hàng hoá nào khác. VI thế, nếu Chính phủ sử dụng càng nhiều nguồn lực cho sản xuất hàng hoá này thì còn lại ít nguồn lực cho sản xuất hàng hoá khác. Xã hội quyết định tiêu dùng càng nhiều trong hiện tại thì càng có ít hàng hoá vốn để chuyển thành các hàng hoá tiêu dùng cho tương lai.
Dịch chuyển của đường PPF
Đường PPF chỉ ra sự đánh đổi giữa việc sản xuất các hàng hoá khác nhau tại một thời điểm nhất định, nhưng sự thay đổi này có thể thay đổi theo thời gian. Chúng ta hãy giả sử một quốc gia có thể sản xuất hai mặt hàng – hàng hoá tiêu dùng hiện tại và hàng hoá đầu tư. Hình 1.3a cho biết xuất phát điểm của ba quốc gia là như nhau (cùng ở đường PPF), nhưng có mức đầu tư khác nhau. Quốc gia 1 không đầu tư gì cho tương lai, có điểm xuất phát ban đầu là Aị. Quốc gia 2 có mức
tiêu dùng ít hơn trong hiện tại và dành cho đầu tư ở mức A2. Quốc gia 3 có mức đầu tư lớn nhất ở điểm A3 trên đường PPF.
Sau một thời gian, quốc gia có tỷ lệ đầu tư cao sẽ vượt lên trước – tương ứng với đường PPF ở xa gốc toạ độ hơn. Như vậy, việc tiết kiệm của quốc gia 3 đã dịch chuyển đường PPF của họ ra xa gốc toạ độ nhất, trong khi đó đường PPF của quốc gia 1 vẫn ở nguyên chỗ cũ. Trong tương lai, mặc dù quốc gia 3 vẫn tiết kiệm để đầu tư mạnh hơn, nhưng họ vẫn tiêu dùng nhiều hơn –
Đặc điểm của đường PPF
- Phản ánh trình độ sản xuất và công nghê hiện có.
- Phán ánh phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả.
- Phản ánh chi phí cơ hội: cho thấy chi phí cơ hội của một hàng hoá này nhờ vào việc đo lường trong giới hạn của hàng hoá khác.
- Phản ánh tăng trưởng và phát triển khi nó dịch ra phía ngoài.
Các nền kinh tế
Nhiệm vụ chủ yếu của kinh tế học là nghiên cứu và giải thích những cách thức khác nhau mà xã hội trả lời các câu hỏi cái gì, thế nào và cho ai. Các xã hội khác nhau được tổ chức theo những hệ thống kinh tế khác nhau, kinh tế học nghiên cứu các cách thức khác nhau mà xã hội có thể vận dụng để phân bổ các nguồn lực khan hiếm.
Lịch sử phát triển của loài người thường có các hình thức tổ chức nền kinh tế sau:
- Nền kinh tế tập quấn truyền thống: Các vấn đề cơ bản của nền kinh tế sản xuất cái gì, như thế nào, và cho ai được quyết định theo tập quán truyền thống, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Nén kinh tế chỉ huy:Là nền kinh tế trong đó chính phủ ra mọi quyết định vể sản xuất và phân phối. Ba chức năng của một tổ chức kinh tế đều được thực hiện theo kế hoạch tập trung thống nhất của nhà nước. Trong nền kinh tế chỉ huy, chính phủ giải đáp các vấn đề kinh tế chủ yếu thông qua quyền sở hữu của chính phủ đối với các nguồn lực và quyền áp đặt quyết định của mình.
- Nền kinh tế thị trường: Ba chức năng cơ bản của một nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thi trường, trong đó cá nhân ngưòi tiêu dùng và doanh nghiệp tác động lẫn nhau trên thị trường để xác định hệ thống giá cả thị trường, lợi nhuận, thu nhập….Trong trường hợp cực đoan của nển kinh tế thị trường là chính phủ hoàn toàn không can thiệp vào kinh tế, đây được gọi là nền kinh tế thị trường tự do kinh doanh.
- Nền kinh tê hỗn hợp:Là nền kinh tế kết hợp các nhân tố thị trưòng, chỉ huy, truyền thống.
Trong nền kinh tế hỗn hợp các thể chế công cộng và tư nhân đều kiểm soát nền kinh tế. Thể chế tư nhân kiểm soát thông qua bàn tay vô hình của cư chế thị trường, còn thể chế công cộng kiểm soát bằng những mệnh lệnh và những chính sách của Chính phủ nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo những mục tiêu đã định.
Xu hướng chung trên thế giới hiện nay và kể cả Việt Nam là kiểu tổ chức kinh tế theo mô hình kinh tế hỗn hợp. Với kiểu tổ chức này các yếu tố thị trường, chỉ huy và truyền thống của nền kinh tế cùng tham gia quyết định các vấn đề kinh tế.
Cơ chế hoạt động của nền kinh tê
Chủ thể ra quyết định lựa chọn. Là bất cứ ai hoặc tổ chức nào ra các quyết định lựa chọn. Cụ thể:
- Trong thị trường yếu tố: hộ gia đình là chủ các nguồn lực. Họ quyết định cung cấp bao nhiêu nguồn lực của họ cho các hãng kinh doanh. Có ba nguồn lực cơ bản đó là: Lao động, vốn và đất đai.
- Trong thị trường hàng hoá: hộ gia đình đóng vai trò là người tiêu dùng. Các hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu hàng hoá mỗi loại thông qua cầu của họ, biểu hiện ở mức giá mà họ sẵn sàng chi trả.
- Người tiêu dùng: là một nhóm người sống cùng nhau như một đơn vị ra quyết định. Tuỳ thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình đóng vai trò khác nhau: ví dụ:
- Doanh nghiệp: là tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và tổ chức kết hợp chúng lại với nhau nhằm sản xuất ra các hàng hoá hoặc dịch vụ để cung cấp cho các hộ gia đình.
- Chính phủ: Thực hiện hai chức năng vừa sản xuất vừa tiêu dòng các hàng hoá hoặc dịch vụ; đồng thời phân phối lại thu nhập. Thông thường các Chính phủ cung cấp hệ thống pháp luật, hạ tầng cơ sở, quốc phòng,… Chính phủ giới hạn sự lựa chọn của người tiêu dùng, Chính phủ điều tiết sản xuất và phân phối lại thu nhập.
- Người nước ngoài: khi tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế của một quốc gia, họ có thể vừa là người sản xuất và cũng có thể là người tiêu dùng.Các doanh nghiệp và chính phủ nước ngoài tác động đến các hoạt động kinh tế diễn ra ở một nước thông qua viộc mua, bán hàng hoá và dịch vụ, vay mượn, viện trợ và đầu tư nước ngoài. Trong một số nước có nền kinh tế thị trường mở, người nước ngoài có vai trò quan trọng, vì hoạt động xuất nhập khẩu, vay nợ, viện trợ và đầu tư nước ngoài tác động đáng kể đến quy mô, cơ cấu và thành tựu kinh tế của các quốc gia.
Cơ chế phối hợp
Là cơ chế phối hợp sự lựa chọn của các chủ thể kinh tế với nhau (sự sắp xếp làm cho sự lựa chọn của các chủ thể của nền kinh tế hợp với nhau).
Các loại cơ chế cơ bản gồm :
- . Cơ chế mệnh lệnh (cơ chế kế hoạch hoá tập trung), theo cơ chế này, ba vấn để cơ bản của tổ chức kinh tế do Nhà nước quyết định.
- . Cơ chế thị trường: Tác động qua lại của người sản xuất và người tiêu dùng, ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế do thị trường quyết định, nghĩa là do cung cầu quyết định.
- . Cơ chế hỗn hợp: Sự kết hợp tồn tại đồng thời của các cơ chế mệnh lệnh và thị trường để giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.
Tóm lại, cơ chế kinh tế là cách thức xã hội giải quyết ba vấn đé kinh tế cơ bản: cái gì, thế nào và cho ai.
Các yếu tỏ sản xuất
– Đất đai hay tổng quát hơn là tàỉ nguyên nhiên nhiên, là tặng vật của thiên nhiên cho các quá trình sản xuất của chúng ta. Nó bao gồm: diện tích đất nông nghiệp; đất dùng để làm nhà ớ; xây dựng nhà máy; làm đường giao thông. Ngoài ra còn bao gồm cả: năng lượng, các tài nguyên phi năng lượng, vờ các nguồn lực cồng đồng như không khí, nước, khí hậu.
-Lao động, bao gồm cả thời gian của con người chi phí trong quá trình sản xuất. Lao động vừa là đầu vào thông thường nhất vừa là đầu vào quan trọng đối với các nền công nghiệp tiên tiến, và nó càng quan trọng trong một nền kinh tế trì thức.
-Vốn, các nguồn vốn hình thành nên các hàng hoá lâu bền của nền kinh tế, được sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá khác. Tích luỹ vốn là một nhiệm vụ cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia.
Ngoài ra một số nhà kinh tế còn cho rằng: trình độ quản lý và công nghệ cũng là một yếu tố của quá trình sản xuất.
Tóm lại, khi xem xét ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế trong quan hệ giữa đầu vào với đầu ra, xã hội cẩn quyết định:
(1) Cần sản xuất những đầu ra nào và số lượng là bao nhiêu;
(2) Sản xuất chúng như thế nào, có nghĩa là cần sử dụng kỹ thuật gì để kết hợp các đầu vào nhằm sản xuất ra các đầu ra mong muốn;
(3) Đầu ra được sản xuất và phân phối cho ai.
Giáo trình kinh tế vĩ mô
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!