Những tính chất và quy luật của văn hoá

Những tính chất và quy luật của văn hoá

Quy luật kế thừa trong sự phát triển.

          Cơ sở triết học: Quy luật này là quy luật “phủ  định của phủ định” trong triết học.

 Khái niệm: “Kế thừa là thừa hưởng; giữ gìn và tiếp tục phát huy (cái có giá trị tinh thần). Kế thừa những di sản văn hóa dân tộc”. Kế thừa văn hóa là một quy luật cơ bản của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Nó thể hiện mối liên hệ tất yếu của cái cũ và cái mới xét theo thời điểm ra đời giữa giai đoạn trước và giai đoạn sau trong quá trình phát triển văn hóa của một cộng đồng; của một dân tộc và của nhân loại.

  Bản chất: Là sự chuyển hoá cái cũ tích cực thành các nhân tố của cái mới; thể hiện mối liên hệ giữa các giai đoạn của sự phát triển: giai đoạn sau không cắt đứt; không đoạn tuyệt với giai đoạn trước và cũng không lặp lại hoàn toàn như giai đoạn trước; cho phép giai đoạn sau chỉ giữ những yếu tố tích cực; còn phù hợp của giai đoạn trước; trên cơ sở đó tiếp tục biến đổi và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới.

           Tiền nhân của chúng ta đã làm được một việc tuyệt vời đó là tiếp biến văn hóa rất diệu kỳ; qua một nghìn năm Bắc thuộc bị đồng hoá mà lại lại lớn lên; Việt hoá các yếu tố của văn hóa Hán; chứng tỏ chúng ta có một nền văn hoá bản địa có nội lực mạnh. Chúng ta phải dùng chữ Hán nhưng ta Việt hoá chữ Hán; đọc chữ Hán theo tiếng của người Việt; sau ta phát triển thành chữ Nôm.

            Sau một nghìn năm Bắc thuộc; ta chuyển sang thời kỳ Đại Việt. Đây là thời kỳ chúng ta vừa xây dựng và phát triển nền văn hóa Đại Việt; vừa luôn luôn phải lo chống đỡ; đánh đuổi giặc ngoại xâm.

 Quy luật giao lưu tiếp biến văn hóa:
            Về thuật ngữ: “Giao lưu là có sự tiếp xúc và trao đổi qua lại giữa hai dòng; hai luồng khác nhau” – Nơi giao lưu của hai dòng sông. (TĐ tiếng Việt).

            Giao lưu văn hóa là sự trao đổi qua lại hai chiều những sản phẩm văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc quốc gia với nhau; là sự giao thoa; học tập lẫn nhau; ảnh hưởng lẫn nhau; bổ sung cho nhau để làm phong phú cho văn hóa của mình. Trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy; con người có thể ảnh hưởng lẫn nhau; có ảnh hưởng chủ động (học người) và ảnh hưởng thụ động (ảnh hưởng mà không biết).

            – Tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận (một chiều) các yếu tố văn hóa từ bên ngoài (ngoại sinh) và biến đổi cho phù hợp với các yếu tố văn hóa bên trong (nội sinh) để làm giàu cho văn hóa của mình.
            – Cưỡng bức VH là sự áp đặt nền VH của kẻ mạnh đối với kẻ yếu; áp đặt VH dân tộc lớn cho dân tộc nhỏ nhưng cũng có khi nó bị VH của nước nhỏ chinh phục lại.

            Tóm lại: Giao lưu VH là sự vận động thường xuyên gắn với sự phát triển của văn hóa xã hội. Trong đời sống xã hội; giao lưu càng mạnh mẽ thì mọi sáng tạo văn hóa được phổ biến và chuyển tải càng rộng rãi; sẽ góp phần nâng cao đời sống văn hóa của cộng đồng. Ngược lại; đời sống cộng đồng càng được nâng cao càng có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa. Đó là phép biện chứng của sự phát triển văn hóa trong cộng đồng xã hội.

            Việt Nam có nguồn gốc văn hóa bản địa; là một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước (phi Hoa; phi Ấn); có quá trình giao lưu văn hoá với phương Bắc (1000 năm Bắc thuộc). Từ thời kỳ Đại Việt vẫn duy trì giao lưu văn hoá với các nước láng giềng; phía bắc với văn hoá Trung Hoa; phía nam với văn hoá Chiêm Thành; Chân Lạp (Khơme). Trong một trăm năm Pháp thuộc chúng ta có giai đoạn giao lưu với VH Pháp; tuy bị cưỡng bức văn hoá nhưng do văn hoá bản địa của Việt Nam có truyền thống lâu đời nên đã không Pháp hoá được văn hoá Việt Nam.

             Những năm xây dựng XHCN; ở miền Bắc chúng ta có một giai đoạn ảnh hưởng văn hóa của các nước như Liên Xô; Đông Âu. Trong miền nam Việt Nam có giai đoạn chịu ảnh hưởng văn hoá Mỹ. Từ 1986 đến nay; với đường lối mở cửa “đa phương hoá; đa dạng hoá” trong quan hệ đối ngoại; đất nước ta có điều kiện giao lưu văn hoá với rất nhiều nước trên thế giới; trước hết là các nước trong khu vực; trong châu lục để vừa kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống; vừa tiếp nhận được những thành tựu của loài người; trong các nghị quyết của đảng ta đều chỉ rõ: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Khái niệm văn minh
Khái niệm văn minhVăn minh là danh từ Hán - Việt (Văn là vẻ đẹp; minh là sáng); chỉ tia sáng của đạo đức; biểu hiện ở chính trị; luật pháp; văn học; nghệ thuật. Trong tiếng Anh; Pháp; từ ...
Chuyên mụcChương I: Cơ sở lý luận về văn hóa
Sách và tư liệu
Sóng cơ học và sóng âm_Tuyển tập đề thi đại học các năm_Đáp án.
Sóng cơ học và sóng âm_Tuyển tập đề thi đại học các năm_Đáp án.
Tổng hợp các câu hỏi và đáp án chương Sóng cơ trong đề thi Đại học - Cao đẳng từ ...
Đáp án môn Vật lý, thpt 2014
Đáp án môn Vật lý, thpt 2014
Cần trợ giúp hãy kết bạn cùng facebook – nhanthanhcs1@gmail.com
UNIT 15 – TEST 2 – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
UNIT 15 – TEST 2 – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
 UNIT 15                                      TEST 2I.              PRONUNCIATIONChoose the word that has the main stress placed differently from that of the others.1.     a. ...
Nghìn lẻ một đêm – Chương 32: Chuyến đi cuối cùng
No img
Một hôm đang chiêu đãi một số bạn bè thì gia nhân đến báo có ...