Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
NHẬT BẢN HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
Những biến cố gần đây đã làm cho cả thế giới chú ý đến Nhật Bản. Người ta nói nhiều về sức mạnh công nghiệp của Nhật, về việc phát triển kinh tế trước kia và sau này của nó. Mọi người biết rằng chủ nghĩa tư bản Nhật đạt được mức phát triển như vậy trong vòng 20-25 năm; để đạt được mức phát triển ấy, các bạn đồng nghiệp của nước Nhật ở phương Tây đã mất tối trên 100 năm.
Cùng với sự phát triến của chủ nghĩa tư bản ồ Nhật, các tô chức công nhân cũng phát triến với những nhịp độ nhanh chóng. Bên cạnh phong trào vô sản, các phong trào khác có tính chất cách mạng cũng lan rộng. Đó là phong trào Eta. Ở đế quốc Mặt trời mọc có một loại dân nối tiếng dưới cái tên Eta. về bề ngoài thì Eta không khác gì những người Nhật khác. Nhưng có một câu chuyện hoang đường là người Eta xuất thân từ những bộ lạc nô lệ xưa kia từ nước ngoài kéo vào. Vì vậy, cho nên hiện nay người ta lại đôì xử với họ giống như đối xử với tổ tiên họ. Họ buộc phải sống trong những vùng dành riêng cho họ, nơi mà không bao giờ người Nhật được lui tối. Họ không có quyền giao thiệp với nhân dân Nhật. Họ chỉ có quyền quan hệ với người Nhật với tư cách là những người hầu hạ. Họ nhận làm những công việc nặng nhọc và bẩn thỉu nhất. Bẩn thỉu, thấp hèn – đó là người Eta. Người Nhật không được lấy phụ nữ người Eta. Nói tóm lại là họ không có một chút quyền hạn xã hội gì, và số phận của họ làm cho người ta nhố đến số phận của những đám người “Suđra” ồ Ân Độ hay những người da đen ồ châu Phi. Người Eta có 3 triệu người. Do ảnh hưồng của những người vô sản đã giác ngộ, những người Eta bắt đầu được thức tỉnh và có tổ chức. Họ thành lập một hội lấy tên là “Xuikhây” (“Bình đẳng”). Mọi người nhiệt tình xin vào hội và năm ngoái hội nghị toàn quốc đầu tiên của hội này được triệu tập. Có 2.500 đại biểu từ khắp nơi trong nước về dự hội nghị. Hội nghị đã nêu khẩu hiệu: “Hoàn toàn bình đẳng”. Phương châm của hội nghị: “Việc giải phóng Eta là sự nghiệp của chính người Eta”. Những tổ chức tự do và của chính phủ lo lắng trước việc xuất hiện một lực lượng mối nên định nắm lấy nó dưới sự bảo hộ của mình. Nhưng họ đã không thành công.
Trong khi tất cả các cánh cửa đều đóng chặt trước mắt họ, thì những người công nhân Eta lại được những người công nhân Nhật có tổ chức đón tiếp một cách hết sức thân tình dựa trên sự bình
đắng hoàn toàn. Họ đã hiếu rõ được sự đón tiếp đó. Vì vậy ngày nay, khi từ chốĩ mọi sự quan tâm giúp đỡ của những người tự do và của chính phủ, những người Eta thực hiện sự nghiệp chung cùng với giai cấp công nhân Nhật Bản. Phong trào lúc đầu với tư cách là cuộc đấu tranh của lốp người riêng lẻ thì hiện nay đã trở thành cuộc đấu tranh giai cấp.
Trước khi khai mạc đại hội trong năm nay, những người Eta đã ra một bản kêu gọi “Gửi tất cả những dân tộc ít người, tất cả những người lao động – nạn nhân của tư bản thê giới và chủ nghĩa đê quốc”. Trong lời kêu gọi có nói về những nỗi đau khô đã trải qua và về sự viên vông của những cải cách mà chính phủ đã đưa ra, có nhấn mạnh việc “những người Eta sẵn sàng sát cánh cùng giai cấp công nhân Nhật làm cách mạng xã hội và giải phóng tất cả những người bị bóc lột”. Trong cương lĩnh hành động của họ có những điểm đặc trưng chứng tổ hội có nghị lực và tính kiên quyết:
- Từ chốĩ sự giúp đỡ từ thiện trong đó có sự giúp đõ của chính
phủ.
- Đào tạo cán bộ cho những hoạt động tích cực.
- Thành lập các công đoàn của nông dân.
- Thành lập các chi bộ của hội cho phụ nữ và thanh niên.
- Thành lập các thư viện, báo chí và các cơ quan báo chí khác để phổ biến giáo dục và tuyên truyền tư tưởng bảo vệ quyền lợi của những người
- Đòi tự do hoàn toàn về chính trị và kinh tế cho những người Eta.
Bây giờ chúng ta chuyển sang một lực lượng cách mạng khác – nông dân Nhật.
CÔNG NHÂN NÔNG NGHIỆP
Khi nói về công nhân nông nghiệp ở Nhật Bản thì cần phải nghiên cứu các tổ chức công nhân nông nghiệp ồ phương Tây để so sánh.
Ồ châu Âu có 1.517.000 công nhân nông nghiệp có tổ chức, trong đó 919.000 người tham gia Quốc tê Amxtécđam39 và 598.000 người tham gia Quốc tế đỏ của các công đoàn. 0 nước Nga có
- công nhân nông nghiệp có tổ chức được thống nhất trong
- nhóm công đoàn, tham gia vào trong 87 tổ chức công đoàn.
Nông dân Nhật chia làm bốn loại:
- Dixacunô hay những người sở hữu, loại này có 172.241 hộ.
- Dixacunô loại hai, hay những người sở hữu nhỏ, – 1.507.341 hộ.
- Khandixacunô: nửa chủ, nửa thợ, – 2.244.126 hộ.
- Côxacunin, hoặc những người tá điền, – 1.557.847 hộ.
Từ năm 1916 đến năm 1922 số lượng Dixacunô đã tăng thêm 7.035 hộ, còn Côxacunin, – thêm 32.858 hộ do sự phân hoá hai nhóm trung gian. Điều đó khắng định lại một lần nữa tính chất đúng đắn của học thuyết Mác về sự thu hút và vô sản hoá các tầng lốp trung gian.
Tổ chức công nhân nông nghiệp của Nhật được thành lập cách đây mối được ba năm, nhưng nó phát triển nhanh và được củng cô. Có hai công đoàn: công đoàn phía Đông và công đoàn phía Tây. Công đoàn phía Đông có trung tâm của mình là Tôkiô, còn phía Tây là Ôxaca và Côbê. Tất cả có 85 chi nhánh các công đoàn, 196 nhóm, tổng cộng tất cả 120 nghìn đoàn viên. Năm 1922 ồ công đoàn phía Đông có 15 nghìn đoàn viên, còn công đoàn phía Tây 91 nghìn. Năm nay họ có 18 nghìn đoàn viên công đoàn phía Đông và 102 nghìn đoàn viên công đoàn phía Tây, có nghĩa là số lượng của họ tăng lên 14 nghìn trong một năm. Điều đó có nghĩa là ồ Nhật Bản đang xảy ra một quá trình phát triển ngược lại với quá trình phát triển của các tổ chức công nhân nông nghiệp ỏ các nước châu Âu (trừ Đức và Nga), nơi có số lượng hội viên đang giảm xuống chứ không tăng lên.
Như chúng ta đã thấy ở trên, công đoàn phía Tây có sô lượng nhiều hơn nhiều công đoàn phía Đông, nhưng nhò tinh thần tiên tiến của các đoàn viên của mình và nhờ họ có nghị lực nên công đoàn phía Đông có ảnh hưồng lớn hơn công đoàn phía Tây. Hầu như công đoàn phía Đông bao giờ cũng là người đề xưống ra cuộc đấu tranh chông lại chủ.
Đặc điểm “chính trị – địa lý” ấy có thể thấy cả trong những công nhân công nghiệp. Công đoàn phía Tây ôn hoà, có sô lượng đông bị lôi kéo theo đuôi công đoàn phía Đông tiên tiến có số lượng ít.
Những yêu sách cơ bản của công nhân nông nghiệp là xã hội hoá tất cả đất đai canh tác, sách lược phố biến nhất của cuộc đấu tranh là không đỉ làm trong thời gian thu hoạch mùa màng. Năm 1920 đã ghi nhận lại được 408 cuộc đình công, và năm 1922 – lên tối 1.398.
Vào tháng 1 đã có quyết định thống nhất hai công đoàn này, Công đoàn mới được gọi là “Nikhơnnôminkhai”. Việc thống nhất này làm cho giai cấp vô sản nông nghiệp ở Nhật Bản tăng thêm sức mạnh và là một mối lo ngại lớn đối với bọn chủ.
N.A.Q.
Báo La Vie Ouvrière, ngày 9-11-1923.
Dịch theo bài in trong sách
In trong sách: Hồ Chí Minh, Những bài Những bài viết và nói chọn lọc. viết và nói chọn lọc, tiếng Nga, Nxb.
Chính trị quốc gia, Mátxcơva, 1959, tr73-76.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!