Nghìn lẻ một đêm – Chương 26: Chuyến đi đầu tiên

Nhưng tôi đã kịp hồl tỉnh lại và thấy là sự giàu có sẽ chẳng bền, chẳng mấy chốc mà tiêu tan khi người ta cững vung tay quá trán như tôi. Thêm nữa, tôi nghĩ là trong cuộc sống ẩu tả không nền nếp, tôi đã vung phí thời gian là thứ quí nhất trên đời. Tôi còn thấy là nỗi khổ nhất trong các nỗi khổ là chiu cảnh nghèo túng trong tuổi già. Tôi lại nhớ câu nói nổi tiếng của Salomon vĩ đại ngày xưa tôi thường được nghe cha tới nói lại: ”Chui vào nấm mồ còn dễ ehịu hơn là sống trong nghèo khổ”. Thấm thía những điều suy ngẫm đó, tôi thu gom tất cả tài sản còn lại đem bán đấu giá ở giữa chợ tất cả các đồ đạc, giường tủ, bàn ghế… Sau đó, tôi tìm cách kết thân với một vài thương gia buôn bán trên đường biển, tôi tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để được nghe những lời khuyên tốt. Cuối cùng tôi quyết làm cho sinh lợi khoản vốn liếng còn lại và khi đã có quyết định đó, đem ra thi hành ngay không để chậm trễ. Tôi đi tới Balsora và ở đó đáp xuống một con tàu cùng thuê chung với nhiều nhà buôn khác.

 

Chúng tôi giương buồm thẳng đường sang Đông Ấn qua vịnh Ba Tư hình thành bởi bờ biển xứ Arabie hạnh phúc về bên phải và bờ biển Ba Tư bên trái chỗ rộng nhất ở đây theo dư luận chung ước chừng bảy mươi hải lý. Ra khỏi vịnh Ba Tư là vào biển xứ Levant cũng chính là biển Ấn Độ rộng mênh mông. Một phía nó có giớl hạn là bờ biển nước Abyssinie và muốn tới quần đảo Vakvak thì đường dài là bốn ngàn năm trăm hải lý. Lúc đầu tôi rất khổ vì bị say sóng nhưng rồi quen đi và sức khoẻ tôi phục hồi rất nhanh.

 

Dọc đường đi, chúng tôi ghé vào nhiều đảo để mua bán hoặc trao đổi hàng hoá. Một hôm tàu đang chạy thì gió lặng làm tàu chúng tôi sững lại trước một hòn đảo nhỏ là là trên mặt nước, màu xanh của nó trông giống như một bãi cỏ chăn nuôi. Thuyền trưởng cho hạ buồm, lái tàu ghé vào đảo và cho phép những người trên tàu lên bờ nếu họ muốn. Tôi cũng là người trong số người đặt chân lên đảo.

 

Nhưng trong lúc chúng tôi vui đùa ăn uống, giải toả mệt nhọc thì bỗng thấy hòn đảo rung lên và làm cho một cái huých mạnh.”

 

Nói đến đây Scheherazade dừng lại vì trời đã sáng rõ. Cuối đêm hôm sau nàng kể tiếp:

 
– Tâu bệ hạ, Sindbad tiếp tục câu chuyện: ”Trên tàu, mọi người nhìn thấy hòn đảo rung chuyển vội gọi chúng tôi phải lên ngay kẻo chết đuối. Cái mà chúng tôi tưởng là hòn đảo nhỏ thì đó là lưng của một con cá voi khổng lổ. Những người nhanh chân thì vội nhảy vào xuồng, những ngườI khác lao xuống bơi, còn tôi chậm chân vẫn ở trên hòn đảo hay đúng hơn là trên lưng cá voi giữa lúc nó lặn xuống biển. Tôi chỉ còn đủ thời gian bíu vào một mảnh ván mang từ trên tàu xuống định để đốt lửa. Lúc đó người thuyền trưởng, sau khi đón những người trên xuồng và một vài người bơi dướl nước lên tàu, muốn tận dụng ngay cơn gió thuận vừa nổi lên nên giương buồm cho tàu xuôi và thế là tôi bị bỏ lại không còn hy vọng đuổi kịp.

 

Tôi bị sóng biển dập vùi lúc bị đánh sang bên nọ, lúc bị đẩy sang bên kia phải vật lộn với sóng để dành lấy sự sống suốt ngày hôm đó đến đêm hôm sau. Sáng ra, tôi thấy mình không còn sức nữa, đang tuyệt vọng chắc không sao tránh khỏi được cái chết thì may sao, một làn sóng mạnh đã đánh giạt tôi vào bờ một hòn đảo. Bờ cao và hiểm trở, tôi mất rất nhiều công sức để bò lên, nhưng nếu không có những rễ cây mà số phận đã run rủn cho trồi ra ở chỗ đó thì tôi chẳng còn cách nào để trèo lên được.

 

Dù rất yếu vì đã phải vật lộn bao nhiêu lần với sóng biển không có một chút gì trong bụng suốt cả ngày hôm trước, tôi vẫn cố gắng bò và tìm một vài thứ lá cỏ ăn được cho vào miệng nhai. May mắn sao tôi gặp được một suối nước trong và ngọt đã góp phần không ít để tôi phục hồi sức khoẻ. Đã lại người, tôi tiến vào phía trong đảo, đi lang thang không định hướng. Tới một cánh đồng cỏ rất đẹp, ở đó tôi nhìn thấy một con ngựa đang gặm cỏ.

 

Đưa bước chân về phía đó nửa sợ nửa mừng tôi không biết là mình đang đi tìm cái chết hay là thấy được dịp tốt để bảo đảm sự sống của mình. Đến gần, tôi nhận ra đó là một con ngựa cái được buộc vào một cái cọc. Vẻ đẹp của nó thu hút sự chú ý của tôi, nhưng trong lúc đang ngắm nhìn nó thì tôi nghe thấy tiếng một người đàn ông từ dưới đất vẳng lên. Một lát sau, người ấy xuất hiện tiến đến phía tôi và hỏi tôi là ai. Tôi kể lại chuyện của mình cho ông ta nghe. Ông ta liền nắm lấy tay, dắt tôi vào một cái hang trong đó có nhiều người khác. Họ tỏ vẻ ngạc nhiên khỉ nhìn thấy tôi và tôi cũng chẳng kém ngạc nhiên khi thấy họ.

 

Ăn vài thứ thức ăn mà những người này đem đến cho rồi tôi hỏi họ làm gì ở cái nơi có vẻ rất hoang vu này. Họ bảo họ là những giám mã của vua Mihrage, quốc vương của hòn đảo này. Hằng năm vào mùa này, theo thường lệ họ phải dắt những con ngựa cái của quốc vương đến đây, buộc vào cọc như tôi đã nhìn thấy đấy để chờ con hải mã từ biển lên giao phối. Giao phối xong, thường thì con hải mã sẽ ăn thịt con ngựa cái. Để ngăn nó lại, họ phải hò hét thật to buộc nó phải lặn lại xuống biển. Sau khi xong việc họ sẽ dắt ngựa cái về và những ngựa con sinh ra gọi là ngựa biển sẽ dành riêng cho nhà vua sử dụng. Họ nói thêm là hôm sau họ phải đi rồi, may là tôi đã đến đúng lúc, nếu không thì chắc chắn là chẳng sống được vì nhà dân ở đây còn rất xa, nếu không có người hướng dẫn thì khó mà tới chỗ họ. Trong khi bọn người chăn ngựa này nói chuyện vớI tôi thì con hải mã từ dưới biển trồi lên đúng như lời họ nói. Nó chồm lên con ngựa cái, giao phối xong nó định ăn thịt con này. Nhưng nghe thấy tiếng hò hét ầm ĩ, nó bỏ con mồi và vội vàng lặn xuống biển mất tăm.

 

Ngày hôm sau họ lên đường về kinh đô cửa đảo quốc với những con ngựa cái và tôi đi theo họ. Khi về tới nơi tôi được giới thiệu với vua Mihrage. Ông hỏi tôi là ai và vì có công việc gì mà tới đất nước ông. Khi tôi kể lại tất cả tai nạn của tôi vừa qua cho ông nghe, ông tỏ lời chia sé với tôi sự bất hạnh đó. Đồng thời ông ra lệnh cho triều thần chăm sóc không để cho tôi thiếu một thứ gì. Lệnh này được thi hành một cách chu đáo và tôi chỉ còn biết ca ngợi tấm lòng hào hiệp của nhà vua và sự nghiêm chỉnh chấp hành lệnh của các quan chức triều đình.

 

Vì là thương gia nên tôi hay tìm cách quan hệ với những người cùng nghề, đặc biệt là thường tìm đến những nhà buôn nước ngoài vừa để hỏi han tin tức về Bagdad vừa để tìm người mà tôi có thể đi cùng để về cố quốc. Có thuận lợi lớn là kinh đô vương quốc Mihrage nằm trên bờ biển và có một bến cảng lớn, ở đó hàng ngày các con tàu của nhiều nước khác nhau trên thế giới ghé đậu. Tôi cũng tìm cách làm thân với các nhà thông thái Ấn Độ và thích thú nghe họ nói. Nhưng tất cả cái đó cũng không ngăn trở tôi đều đặn tới với nhà vua cũng như bàn luận với các triều thần và các tiểu vương, những chư hầu rất thân cận với quốc vương. Họ đặt ra cho tôi hàng ngàn câu hỏi về đất nước tôi và về phía mình, vì muốn tìm hiểu phong tục và luật pháp đất nước họ, tôi hỏi họ tất cả những gì mà mình tò mò muốn biết.

 

Dưới quyền cai trị của quốc vương Mihrage có một hòn đảo tên là Cassel. Dân ở đó quả quyết là đêm nào cũng nghe thấy tiếng trống đồng, điều này làm người ta nhớ đến lời nói của những thuỷ thủ là thần Degial sổng ở đây. Tôi nảy ra ý là muốn được chứng kiến sự kỳ bí đó. Trong cuộc đi tôi còn nhìn thấy những con cá dài từ một trăm đến hai trăm gang tay, chúng làm chúng ta sợ hơn là làm gì hại chứng ta. Chúng nhút nhát đến mức ta chỉ gõ vào tấm ván là chạy biến. Tôi còn trông thấy những con cá khác chỉ dài quãng hai gang tay thôi nhưng đầu chúng giống như đầu chim cú.

 

Lúc quay về đi quanh quẩn trên bến, tôi thấy một con tàu cập vào bến cảng. Khi đã buông neo người ta bắt đầu dỡ hàng hoá và những nhà buôn cho chuyển về các kho. Liếc mắt nhìn vào một số các kiện hàng và nhìn vào những chữ viết tên các chủ nhân ở từng kiện, tôi nhìn thấy tên mình. Sau khi xem xét kỹ, không còn nghi ngờ gì nữa, đúng là những kiện hàng tôi đã cho chất lên con tàu mà tôi đã đáp từ Balsora. Tôi nhận ra cả người thuyền trưởng, nhưng vì chắc là ông đã tưởng tôi chết rồi nên không nhận ra tôi. Tôi đến gần và hỏi ông những kiện hàng để ở đây thuộc về ai, ông đáp:

 

– Ỏ trên tàu của tôi có một nhà buôn ở thành phố Bagdad tên là Sindbad. Một hôm tới gần một hòn đảo, chúng tôi tưởng vậy, chàng ta bước lên cùng với nhiều hành khách khác. Cái mà mọi người tưởng là một hòn đảo, lại chính là lưng một con cá voi khổng lồ đang ngủ là là trên mặt nước. Nó bắt đầu quẫy khi bị lửa đất nóng trên lưng vì các hành khách nhóm lửa nấu thức ăn. Cuối cùng nó lặn sâu xuống biển. Phần lớn những người trên lưng nó bị chết đuối, và chàng Sindbad không may cũng ở trong số đó. Những kiện hàng này là của chàng ta và tôi quyết định là vẫn đem bán rồi tìm gặp một người nào đó thuộc gia đình chàng để trả về cả vốn lẫn lãi.

 

– Thưa thuyền trưởng – Lúc đó tôi nói – Chính tôi là Sindbad mà ngài tưởng đã chết rồi nhưng thực tế còn sống đây và những kiện hàng này là của tôi…”

 

Scheherazade không nói gì thêm nữa đêm đó, nhưng nàng tiếp tục kể vào đêm sau:

 

 
“Sindbad tiếp tục câu chuyện, nói với cả bọn:

 

– Khi người thuyền trưởng nghe tôi nói thế liền kêu lên: ”Ôi, Thượng đế cao cả1 Biết tin ai bây giờ đây” Chẳng có mấy người trung thực trong cái xã hội này. Chính mắt tôi đã nhìn thấy Sindbad bị chết đuồi. Những hành khách trên tàu của tôi đều trông thấy như tôi, thế mà ông dám nhận mình là Sindbad! Thật là táo tợn! Nhìn bề ngoài ai cũng tưởng ông là người thực thà thế mà ông dám trí trá một cách trơ trẽn để hòng chiếm tài sản không thuộc về ông.

 

– Xin hãy kiên nhẫn thưa thuyền trưởng – Tôi bảo thuyền trưởng – Và hãy làm ơn nghe tôi nói đã nào.

 

– Vậy, ông còn muốn nói gì? Hãy nói đi, tôi nghe đây. Tôi kể cho ông nghe bằng cách nào mà tôi thoát chết và vì sao mà tôi gặp được những người chăn ngựa của quốc vương Mihrage và những người này đã đưa tôi về triều.

 

Ông ta có vẻ xuôi xuôi nghe những lời tồi nói và chẳng mấy chốc ông tin tôi chẳng phải là một kẻ lừa bịp khi những hành khách của tàu ông đi tới. Họ nhận ra tôi và vui mừng chúc tôi hết lời. Cuối cùng thuyền trưởng cũng nhớ ra và thấy đúng là Sindbad. Ông ôm lấy tôi, cảm động nói:

 

– Tạ ơn Thượng đế! Người đã cho ông may mắn thoát được một hiểm hoạ thật lớn. Tôi không sao nói được hết niềm vui của mình. Đâyy tài sản của ông đây. Hãy nhận lấy! Nó thuộc về ông, tuỳ ông sử dụng.

 

Tôi cảm ơn ông, khen ngợi sự thực thà của ông và để tạ ơn, tôi xin ông nhận một vài thứ hàng mà tôi lấy ra đưa tặng nhung ông nhất định từ chối.

 

Tôi lựa một vài thứ quí nhất trong các kiện hàng của mình dâng lên quốc vương Mihrage. Nhà vua vốn đã biết chuyện không may xảy ra cho tôi nên ông hỏi đã lấy ở đâu những vật quí hiếm đó. Tôi bẩm với Người sự tình cờ như thế nào mà châu đã về Hợp Phố. Người chia sẻ với tôi nỗi vui mừng, nhận quà tặng của tôi nhưng lại ban cho tôi nhiều thứ khác còn giá trị hơn. Sau đó tôi xin cáo biệt Người và lại xuống con tàu cũ. Nhưng trước khi tàu nhổ neo, tôi trao đổi các hàng hoá còn lại của mình lấy các sản vật của địa phương. Tôi mang đi theo trầm hương, đàn hương, long não, nhục đậu khấu, đinh hương, hồ tiêu và gừng. Qua nhiều hòn đảo, cuối cùng chúng tôi cập bến Balsora. Tới thành phố này, tôi có một khối lượng hàng hoá trị giá tới một trăm nghìn đồng sequins. Gia đình ra đón, tôi gặp lại người thân với tất cả tình cảm nhiệt thành và chân thực. Tôỉ mua nô lệ cả trai và gái, mua những khu đất màu mỡ, và xây một ngôi nhà lớn. Tôi an cư như vậy đó, quyết quên đi những gian lao đã qua và yên hưởng những hoan lạc của cuộc sống.

 

Sindbad ngừng lời ở chỗ này, lệnh cho nhạc công chơi lại bản hợp xướng mà câu chuyện kể đã làm ngắt quãng. Họ tiếp tục ăn uống mãi đến chiều tối và đến lúc chia tay, Sindbad sai mang tới một túl tiền một trăm đồng sequins đưa cho gã khuân vác, bảo:

 

– Cầm lấy này, Hindbad, anh hãy đi về và ngày mai trở lại đây nghe tiếp chuyện phiêu lưu của ta.

 

Gã khuân vác ra về rất sượng sùng về vinh dự được nhận quà. Kể chuyện lại với vợ và con khi về đến nhà, họ rất vui và không quên tạ ơn Thượng đế đã ban cho họ tiền của thông qua Sindbad.

 

Hôm sau Hindbad ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ hơn ngày hôm trước và trở lại nhà người du khách hào phóng đã vui vẻ tiếp anh với nhiều cử chỉ thân ái. Khi tất cả khách được mời đã tề tựu động đủ, bàn tiệc được dọn ra và họ ăn uống rất lâu. Tiệc tan Sindbad cất tiếng nói với các vị khách của mình.

 

– Thưa các ngài, xin cho tôi được kể tiếp và mong được các ngài vui lòng nghe câu chuyện phiêu lưu của tôi trong chuyến đi lần thứ hai. Chắc là nó sẽ làm cho các ngài thích thú hơn những chuyện của chuyến đi lần đầu.

 

Tất cả đều im lặng và Sindbad bắt đầu kể:

Sưu tầm

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Nghìn lẻ một đêm – Chương 20
Trong khi những chuyện trên xảy ra tại kinh đô của Vua Schahzaman, thì hai vị thần Danhasch và Caschcasch mang công chúa Trung Hoa đặt lại vào giường trong lâu đài mà nhà vua ...
Chuyên mụcTruyện cổ tích - Nghìn lẻ một đêm
no img nhan thanh
Sự tích khăn tang
Nhà giàu nhưng lại không con trai, nên bao nhiêu tình thương họ đều dồn vào những cô con gái. Lần lượt năm cô lớn lên, ai nấy đều lập gia đình và đi ở ...
Chuyên mụcTruyện cổ tích - Nghìn lẻ một đêm
no img nhan thanh
Nghìn lẻ một đêm – Chương 4: Người chồng và con vẹt
 Anh chọn mua được một con vẹt không những biết nói thạo mà còn biết và nhớ tất cả những gì xảy ra trước mắt nó. Anh đem lồng chim về nhà, bảo vợ treo lồng chim trong buồng mình ...
Chuyên mụcTruyện cổ tích - Nghìn lẻ một đêm
no img nhan thanh
Nghìn lẻ một đêm – Chương 23: Công chúa sau khi xa cách hoàng tử
Công chúa nằm ngủ khá lâu và khi thức dậy, nàng rất ngạc nhiên vì không thấy hoàng tử ở bên mình. Nàng gọi người hầu và hỏi họ xem chàng ở đâu. Trong ...
Chuyên mụcTruyện cổ tích - Nghìn lẻ một đêm
no img nhan thanh
Nghìn lẻ một đêm – Chương 19
Tâu bệ hạ - ScheherazaDe nói: - Sáng hôm sau, hoàng tử Camaralzaman thức dậy, l1ếc nhìn sang bên cạnh mình xem cô nàng xinh đẹp thấy đêm hôm qua có còn đấy không. Khi ...
Chuyên mụcTruyện cổ tích - Nghìn lẻ một đêm
Sách và tư liệu
VẬT LÝ 10 – ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 1
VẬT LÝ 10 – ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 1
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM, VẬT LÝ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO.
Đề thi thử môn toán – Chuyên đại học Vinh lần 2
No img
Nội dung đề thi Câu 1: Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc phân thức bậc nhất Câu 2: Tìm điểm ...
Đoàn kết giai cấp
No img
ĐOÀN KẾT GIAI CẤPĐầu năm 1921, một cuộc bãi công lớn của công nhân hàng hải đăng hạ.[1]' nổ ra ...
Vật lý 12_Đề thi thử số 7_mức độ tb_Có đa
Vật lý 12_Đề thi thử số 7_mức độ tb_Có đa
Có một số việc, vừa phân trần trắng đen đã trở thành quá khứ. Có một số người, giận hờn ...