Nghệ sỹ

NGHỆ SỸ

  1. Tài năng

Trong nghệ thuật; nhân tố “tự nhiên” ở người nghệ sỹ và thái động riêng tư của họ đối với thế giới không chỉ thể hiện phong cách diễn đạt độc đáo mang tính cá nhân mà còn là yếu tố đặc thù của hoạt động sáng tạo nghệ thuật; nghệ thuật không thể tồn tại nếu thiếu những yếu tố đó. Nếu như trong khoa học; chủ thể sáng tạo không bộ lộ rõ trong kết quả nghiên cứu khoa học như vậy; thì trong nghệ thuật; trong hình tượng nghệ thuật thể hiện rõ thực tại; cũng như nhân cách độc đáo; đặc sắc có một không hai của người nghệ sỹ.

Trong sáng tạo nghệ thuật; những phẩm chất di truyền bẩm sinh có ý nghĩa quan trọng tồn tại dưới dạng mần mống. Đó là những tiền đề tâm; sinh lý và thuộc bình diện phát sinh loài (phylogénétíque) của tài năng.

Quá khứ và hiện tại của văn hoá nhân loại được hiện thực hoá; xã hội hoá trong tài năng thông qua sự phát sinh cá thể (ontogenès). Bởi vậy; tài năng chính là sự thống nhất độc đáo; không lặp lại giữa nhưng cơ cấu cảm xúc và cơ cấu lý tính của chủ thể sáng tạo nghệ thuật hay nói môt cách khác nó là mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc tâm – sinh lý – lý trí – tình cảm; cá nhân – xã hội của chủ thể sáng tạo nghệ thuật ở tính đơn nhất của người nghệ sỹ. Quan hệ này được thể hiện ở tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một loại lao động đặc biệt của người nghệ sỹ.

Là hệ thống tổ chức phức tạp của nhân cách nghệ sỹ mang tính độc đáo có một không hai; tài năng qui định phương hướng và khả năng sáng tạo; qui định các loại hình nghệ thuật mà nhà nghệ sỹ lựa chọn; phạm vi các hứng thú và các khía cạnh quan hệ của người nghệ sỹ với thực tại.

Không thể hình dung tài năng của nghệ sỹ nếu thiếu phương pháp cá nhân và phong cách với tính cách là những nguyên tắc ổn định để thể hiện quan niệm và ý đồ bằng nghệ thuật. Tính độc đáo của tài năng nghệ sỹ không chỉ được thực hiện trong tác phẩm nghệ thuật; mà còn như sự độc đáo của hoạt động nghệ thuật; như quá trình sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật của họ. Những nghệ sỹ chân chính độc đáo không chỉ ở kết quả sáng tạo của mình – trong những tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thành; mà ở trong phương pháp thể hiện chúng ở phong cách sáng tác chúng – nhưng yếu tố qui định cá tính có một không hai của bất kỳ hình tượng nghệ thuật nào do họ tạo ra.

Tất cả những vấn đề nêu ở trên là điều kiện cần nhưng chưa đủ để hiện thực hoá mang tính riêng biệt của người nghệ sỹ; chính vì vậy qúa trình sáng tạo của người nghệ sỹ đều chịu ảnh hưởng trực tiếp; gián tiếp bởi những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định.

Tài năng của người nghệ sỹ chỉ có thể hiện thực hoá trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Có những thời đại nhất định trong lịch sử xã hội loài người đã tạo những điều kiện thuận lợi để phát huy và hiện thực hoá tài năng nghệ thuật của người nghệ sỹ. Chẳng hạn; một thời đại lớn đòi hỏi những người khổng lồ về tư tưởng và tầm vóc và nó đã sinh ra những người như vậy như: Lêonađờvanhxi; Mikenlănggiơ; Raphaen của thời kỳ phục hưng.

Công nhận ý nghĩa quyết định của các điều kiện kinh tế – xã hội và chính trị; cũng như không khí tinh thần trong việc hiện thực hoá tài năng tuyệt nhiên không phải là tuyệt đối hoá chúng. Người nghệ sỹ không chỉ là sản phẩm của thời đại; mà còn là người sáng tạo ra thời đại.

Để đào tạo nghệ sỹ có tài năng; phục vụ cho lý tưởng xã hội; nhất là lý tưởng chính trị thì yêu cầu trước hết là phải có sự nâng niu; qúi trọng tài năng; dồn tâm sức vun đắp tài năng; chống khuynh hướng chèn ép tài năng; làm cho tài năng bị thui chột; chỉ vì thói hư danh; đố kỵ; ích kỷ và vụ lợi. Mặt khác; việc đào tạo nghệ sỹ không thể chỉ ở việc trang bị tư duy luân lý; mà phải đi sâu phát triển khả năng cảm thụ đối với tư duy hình tượng; làm như vậy để tránh biến những người có năng khiếu và tài năng nghệ thuật trở thành những cán bộ lý luận hoặc những nhà quản lý văn hóa đơn thuần.

Một vấn đề cũng rất quan trọng là việc sử dụng tài năng. Trong mọi trường hợp giáo dục và đào tạo mới chỉ là một khâu; một mắt xích trong toàn bộ sự chuẩn bị cho hoạt động và phát triển của các tài năng. Vì vậy; việc tạo nguồn nhân lực cho tài năng cần có sự kết hợp và sự thống nhất giữa gia đình; nhà trường và xã hội; giữa việc đào tạo và việc sử dụng tài năng.

Nhà trường có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tài năng; nhưng xã hội không dùng đến và dùng không đúng hoặc chưa phát huy hết khả năng vốn có của nhân tài cũng dẫn đến sự mai một các tài năng. Bởi vậy; việc phát hiện; bồi dưỡng và sử dụng tài năng là một hệ thống nhất quán; cần phải có chính sách đúng đắn và có kế hoạch quản lý cụ thể của nhà nước

  1. Quá trình sáng tạo nghệ thuật

Có nhiều quan điểm khác nhau về sáng tạo nghệ thuật. Các nhà duy tâm khách quan cho rằng sức mạnh của sáng tạo nghệ thuật hết sức thần bí; sức mạnh của thần linh; sự ban phát của thần linh cho một số ít người. Quan điểm duy tâm chủ quan lại cho rằng sáng tạo nghệ thuật là năng lực thuần túy chủ quan của nhà nghệ sỹ. Những nhà phân tâm học có lý; khi nhấn mạnh khía cạnh tâm – sinh lý của chủ thể sáng tạo. Phơrớt lý giải sáng tạo nghệ thuật như một sự giải phóng năng lượng tình dục; sự tự giải thoát những “kiểm duyệt” của xã hội;tác phẩm nghệ thuật ra đời là do ý tưởng mong muốn của chủ thể bi dồn nén nay được thăng hoa; giải phóng.

Sáng tạo nghệ thuật chỉ là một loại lao động đặc thù của con người; nhưng đó là loại lao động có năng lực đặc biệt để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Do đặc thù của nghệ thuật; quá trình sáng tạo nghệ thuật diễn ra một cách tổng hợp sức mạnh thể chất – tinh thần trong sự thống nhất tình cảm – lý trí nói chung là tài năng nghệ thuật của người nghệ sỹ. Quá trình đó thường được biểu hiện thông qua các giai đoạn:

Thứ nhất; sự chuẩn bị hình thành ý tưởng của tác phẩm. Thực ra trò chơi của các sức mạnh thể chất – tinh thần của người nghệ sỹ trong quá trình sáng tạo này nảy sinh trong quá trình chiêm ngưỡng (tình cảm – trực giác) thẩm mỹ với muôn vàn các hiện tượng thẩm mỹ khách quan vốn có trong tự nhiên; trong xã hội hoặc do tác động của các tác phẩm nghệ thuật; khi đối với người nghệ sỹ; tất yếu sáng tác chỉ mới tồn tại dưới hình thức một xung đột mơ hồ nào đó nhưng lại có khả năng thôi thúc họ hành động. Hay như nói theo cách của các nhà tâm lý học thì ở cấp độ tâm thế (tình cảm – trực giác) chưa được nhận thức; nhưng đã xuất hiện ý đồ sáng tác ban đầu nhất định nào đó.

Thứ hai; sau đó hoạt động tình cảm – trực giác này được nâng lên cấp độ ý thức; khi ở nghệ sỹ xuất hiện ý đồ với tính cách là một tâm thế – thực tế không chỉ mang khía cạnh tâm lý; mà cả khía cạnh xã hội; bởi vì ngay cả đối với nghệ sỹ; ngay cả trong ý đồ sáng tác đã lộ rõ không chỉ mục đích riêng tư của sáng tạo; mà thể hiện nhu cầu xã hội về việc xây dựng tác phẩm.

 Thứ ba; giai đoạn chủ yếu nhất của sáng tạo nghệ thuật là cảm hứng. Cảm hứng là sự căng thẳng cao nhất cả sức mạnh tinh thần lẫn thế chất. Cảm hứng là nhân tố chủ đạo tự nhiên của toàn bộ sáng tạo nghệ thuật; trong đó yếu tố sáng tạo đòi hỏi chủ thể phải tích cực đến tối đa; nếu không thì không thể khám phá được sức mạnh tiềm ẩn của sáng tạo nghệ thuật.

Cảm hứng không phải là kết quả của sự bừng sáng bất thần nào đó là bước nhảy vọt về chất trên cơ sở những biến đổi về lượng đã được nảy sinh ở người nghệ sỹ trong quá trình quan sát hàng ngày; hàng giờ; hàng giây phút; là loại lao động tỷ mỹ hàng ngày. Đây là quá trình tích lũy chất liệu; làm cho nội tâm căng thẳng; tạo ra cao trào của những sức mạnh nội tâm căng thẳng của những sức mạnh của tâm hồn người nghệ sỹ.

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Chức năng của nghệ thuật
Chức năng của nghệ thuậtNghệ thuật có nhiều chức năng; nhưng chủ yếu là chức năng nhận thức; đánh giá; sáng tạo và chức năng giáo dục. Ngoài ra còn có chức năng giao tiếp; chức năng giải trí… Chức năng nhận thứcNghệ ...
Chuyên mụcNghệ thuật - biểu hiện quan hệ cao nhất của thẩm mỹ
no img nhan thanh
Đặc trưng của nghệ thuật – hình tượng nghệ thuật
Hình tượng nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật là gì?Nếu không chú ý đến những đặc trưng của phương pháp khái quát riêng của nghệ thuật; một trong những hình thái của ý thức xã hội; thì không thể hiểu ...
Chuyên mụcNghệ thuật - biểu hiện quan hệ cao nhất của thẩm mỹ
no img nhan thanh
Nguồn gốc của nghệ thuật
Nguồn gốc của nghệ thuật Nghệ thuật là một hình thái của ý thức xã hộiNghệ thuật là một hiện tượng có tính lịch sử gắn liền với sự phát triển xã hội; nghệ thuật là một hình thái ý ...
Chuyên mụcNghệ thuật - biểu hiện quan hệ cao nhất của thẩm mỹ
Sách và tư liệu
Đề thi kì 2 Vật lý 11 số 02_2016
Đề thi kì 2 Vật lý 11 số 02_2016
Kết bạn cùng Fackbook: nhanthanhcs1@gmail.com để được giải đáp
1_Công thức cơ bản chương Dao động cơ học
1_Công thức cơ bản chương Dao động cơ học
PHỤC VỤ ÔN LUYỆN TỐT NGHIỆP VÀ ÔN THI ĐẠI HỌC - NHANTHANHGROUP
Đề thi thử lần 1_Lớp 12_15/3/2017_Có đáp án.
Đề thi thử lần 1_Lớp 12_15/3/2017_Có đáp án.
Chúc các em bước vào giai đoạn ôn luyện hiệu quả!
“VI HÀNH” (Trích “Những bức thư gửi cô em họ” do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam)
No img
"VI HÀNH"(Trích "Những bức thư gửi cô em họ" do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam)Hắn đấy!Đâu phải!Đúng ...
2_Công thức chương sóng cơ học
2_Công thức chương sóng cơ học
PHỤC VỤ ÔN LUYỆN TỐT NGHIỆP VÀ ÔN THI ĐẠI HỌC - NHANTHANHGROUP