Mục tiêu và công cụ chính sách điều tiết vĩ mô

Mục tiêu và công cụ chính sách điều tiết vĩ mô

Mục tiêu

Mục tiêu chính sách điều tiết vĩ mô mang tính định tính

Trên góc độ điều hành nền kinh tế vĩ mô, có hai mục tiêu mang tính định tính cơ bản được hầu hết chính phủ các nước quan tám, đó là mục tiêu ổn định rá tăng trưởng.

Mục tiêu chính sách điều tiết vĩ mô là ổn định nền kinh tế

Ổn định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp bách, làm giảm bớt giao động của chu kỳ kinh doanh để tránh lạm phát cao và thất nghiệp nhiều.

Nhược điểm lớn nhất của nền kinh tế thị trường là tự động tạo ra các chu kỳ kinh doanh (sản lượng thực tế giao động lên xuống xoay quanh trục sản lượng tiềm nãng), nền kinh tế luôn luôn có xu hướng không ổn định. Khi nền kinh tế ở trạng thái mức sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng thì đi kèm theo nó là mức thất nghiệp thấp, lạm phát cao và ngược lại.

Khoảng cách giữa mức sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng được gọi là chênh lệch sản lượng, chênh lệch này càng lớn thì hai thái cực thất nghiệp và lạm phát càng nghiêm trọng. Vì vậy để mục tiêu ổn định cần phải phấn đấu sao cho sản lượng được duy trì ở mức sản lượng tiềm nâng để tránh được tình trạng lạm phát cao và thất nghiệp nhiều.

Mục tiêu chính sách điều tiết vĩ mô là tăng trưởng nền kinh tế

Là phải phấn đấu tốc độ tăng sản lượng của nền kinh tế đạt được mức cao nhất. Một nền kinh tế phát triển ổn định chưa chắc đã có được một tốc độ tăng trưởng nhanh. Một nước có tốc độ tăng trưởng chậm thì có nguy cơ tụt hậu và nếu tăng trưởng nhanh thì có thể có khả năng đuổi kịp và vượt các nước đi trước. Vì vậy mục tiêu táng trưởng là mục tiêu thứ hai sau mục tiêu ổn định.

Vấn đề đặt ra là muốn có được tăng trưởng thì cần phải có chính sách thúc đẩy quá trình tạo vốn, tăng năng suất lao động nhằm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế và tãng nhanh sản lượng tiềm năng.

So sánh hai mục tiêu ổn định và tăng trưởng:

Trong ngắn hạn, với một mức sản lượng tiềm năng cho trước nền kinh tế cần phải giảm bớt sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế so với mức sản lượng tiềm năng. Nói cách khác là cần phải hạn chế đến mức thấp nhất giao động của chu kỳ kinh doanh thì ổn định là mục tiêu được đặt lên hàng đầu.

Trong khi đó, để cho đất nước tiến kịp với các quốc gia khác đòi hỏi sản lượng tiềm năng phải tâng nhanh từ đó thúc đẩy sản lượng thực tế tăng theo. Vì vậy, tăng trưởng là mục tiêu được đặc biệt quan tâm của các nền kinh tế trong dài hạn.

Tóm lại: theo tiêu thức thời gian mục tiêu ổn định thường xét trong ngắn hạn còn mục tiêu tăng trưởng lại đặt ra trong dài hạn.

Mục tiêu chính sách điều tiết vĩ mô mang tính định lượng

Mục tiêu kinh tế vĩ mô cũng có thể được diễn đạt thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô mang tính định lượng. Khi đo lường mức độ thành công của một nền kinh tế, nhìn chung các nhà kinh tế căn cứ vào một số chỉ tiêu kinh tế trọng yếu sau:

Thứ nhất: Mức sản lượng quốc dân cao và không ngừng tăng.

Mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh tế là cung cấp hàng hoá và dịch vụ mà nhân dân mong muốn. Thước đo toàn diện nhất của tổng sản lượng trong một nền kinh tế là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – Là thước đo theo giá thị trường tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra tại một nước trong một nãm.

Có hai chỉ tiêu GDP:

  • GDP danh nghĩa được xác định theo giá thị trường nảm hiện hành.
  • GDP thực tế được xác định theo giá thị trường năm gốc hay giá cố định.

GDP thực tế là thước đo tốt nhất hiện có về quy mô và tăng trưởng của mức sản lượng, nó được xem như mạch đập được giám sát chặt chẽ của nền kinh tế quốc dân. Những nền kinh tế tiên tiến nói chung đều thể hiện một sự tăng trưởng nhanh của GDP thực tế trong dài hạn và mức sống được cải thiện.

GDP tiềm nãng: là xu hướng dài hạn của GDP thực tế. Nó thể hiện năng lực sản xuất dài hạn của nền kinh tế hay là mức sản lượng tối đa của một nền kinh tế có thể đạt được mà vẫn duy trì được giá cả ổn định, thất nghiệp thấp. VI vậy, sản lượng tiềm năng đôi khi còn được gọi là mức sản lượng toàn dụng lao động.

Thứ hai: Việc làm nhiều và thất nghiệp thấp

Mục tiêu quan trọng tiếp theo là mức hữu nghiệp cao, hay tương ứng với nó là thất nghiệp thấp. Mọi người đều mong muốn có khả năng tìm được việc làm ổn định với mức thu nhập cao mà không phải tìm hoặc chờ đợi quá lâu.

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động không có việc làm (lực lượng lao động bao gồm tất cả những người có việc làm và những người thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm).

Thực tế ngày nay cho thấy mục tiêu đảm bảo việc làm đầy đủ cho tất cả mọi người lao động thật khó mà thực hiện được bởi vì tỷ lệ công ăn việc làm cao không đơn thuần là một mục tiêu kinh tế.

Thứ ba: Ổn định giá cả

Mục tiêu tiếp đến của kinh tế vĩ mô là duy trì giá cả ổn định trong phạm vi thị trường tự do. Trên thị trường tự do, giá cả được xác định bởi quy luật cung cầu trong một mức độ lớn nhất có thể được và chính phủ tránh không kiểm soát giá cả của từng mặt hàng riêng lẻ. Đồng thời, ngăn chặn không cho mức giá chung lên xuống quá nhanh vì sự thay đổi đột ngột của giá sẽ bóp méo các quyết định kinh tế của các hãng và cá nhân.

Thước đo phổ biến nhất của mức giá chung là chỉ số giá tiêu dùng (viết tắt là CPI). Sự thay đổi trong mức giá gọi là tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ này ghi nhận lại tốc độ tăng (giảm) của mức giá từ năm này sang năm khác.

Nói chung, hầu hết các quốc gia đều tìm kiếm một cách dung hoà mỹ mãn giữa việc định giá theo thị trường tự do với xu hướng tăng lên dần của giá cả, coi đó là phương thức tốt nhất để hệ thống giá hoạt động một cách có hiệu quả.

Có thể tóm tắt các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô như sau:

  •  Mức sản ĩượng quốc dân cao và không ngừng tăng lên.
  • Mức hữu nghiệp cao hay thất nghiệp thấp.
  • Mức giá ổn định hoặc tâng vừa phải, trong đố giá cả và tiền Ỉươỉĩg được xác định bởi cung cầu trên thị trường tự do.

Các công cụ chính sách điều tiết vĩ mô

Muốn thực hiên được mục tiêu đề ra các chính phủ cần phải có những công cụ nhất định. Công cụ chính sách là nhóm công cụ có thể gây tác động cùng một lúc đến một hay nhiều mục tiêu khác nhau, Điều tiết vĩ mô Chính phủ thường sử dụng bốn loại công cụ chính sách Đó là: Chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách ĩhu nhập và chính sách kinh tế đổi ngoại. Trong đó chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ giữ vai trò quyết định.

Chính sách tài khoá

Là chính sách mà chính phủ sử dụng hai công cụ thuế và chi tiêu của chính phủ để điểu tiết vĩ mô nền kinh tế.

Việc thay đổi thuế một mặt làm thay đổi thu nhập của dân chúng, mặt khác có thê tác động đến giá cả hàng hoá và dịch vụ.

Thay đổi chi tiêu một mặt làm ảnh hưởng đến tổng chi tiêu của toàn xã hội, mặt khác cũng có thề làm thay đổi thu nhập của dân chúng thông qua các khoản trợ cấp. Thu nhập của dân chúng thay đổi, đến lượt nó lại làm thay đổi tiêu dùng, từ đó gây ảnh hưởng đến sản lượng, giá cả, công ãn việc làm.

Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khoá trong ngắn hạn là phấn đấu làm giảm biên độ giao động của chu kỳ kinh doanh. Do đó làm cho nền kinh tế ổn định hơn, chống lại tình trạng suy thoái, thất nghiệp và lạm phát.

Chính sách tiền tệ

Là chính sách chính phủ sử dụng hai công cụ là mức cung tiền và lãi suất nhằm tác động trực tiếp vào đầu tư tư nhân, điều tiết nền kinh tế thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Sự thay đổi mức cung tiền sẽ ảnh hưởng đến lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán. Từ đó ảnh hưởng đến đầu tư, tổng cầu, san lượng, việc làm, giá cả của nền kinh tế.

Chính sách thu nhập

Là chính sách bao gồm hàng loạt các biện pháp mà chính phủ sử đụng nhàm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để kiềm chế lạm phát.

Lý thuyết lạm phát chính thống phát biểu rằng, chúng ta có thể ngăn chặn lạm phát gia tãng chỉ bằng cách giữ cho tỷ lệ thất nghiệp không được giảm thấp hơn tỷ lộ tự nhiên. Hơn nữa, chúng ta cũng đã biết là xã hội phải trả một giá cao dưới dạng sản lượng và việc làm bị mất đi để duy trì sự ổn định giá. Ví du: Nước Mỹ trong giai đoạn 1980 – 1984 các nhà kinh tế đã tính được là cứ giảm được 1% lạm phát thì GDP bị mất là 150 tỷ USD. Một số nhà kinh tế thấy rằng kết luận này quá bi quan và đi tìm những cách kiềm chế lạm phát ít tốn kém hơn.

Một loạt các chính sách được gọi là những chính sách thu nhập – là những hành động của chính phủ cố gắng trung hoà lạm phát bằng những biện pháp trực tiếp hoặc bằng cách thuyết phục, hoặc là kiểm soát bằng pháp luật hay những khuyến khích khác, về bản chất thì những chính sách không chính thống này cố gắng làm dịch chuyển đường Phillips sang trái.

Chính sách kinh tế đối ngoại .

Chính sách này bao gồm chính sách ngoại thương và quản lý thị trường ngoại hối.

Chính sách ngoại thương nhằm khuyến khích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu thông qua các công cụ như thuế quan, quota…

Chính sách quản lý thị trường ngoại hối bắt đầu từ sự lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái đến việc chủ động thay đổi tỷ giá hối đoái để tác động vào hoạt động chung của toàn bộ nền kinh tế.

Tóm lại: Một quốc gia có nhiều cách lựa chọn các công cụ chính sách để theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Các công cụ chủ yếu là:

  • Chính sách tài khoá bao gồm chi tiêu của chính phủ và thuế. Chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng đến quy mô tương đối của tiêu dùng công cộng so với tiêu dùng cá nhân. Thuế sẽ lấy đi một phần thu nhập và làm giảm tiêu dùng cá nhân, hơn nữa nó còn tác động đến đầu tư và sản lượng tiềm năng. Chính sách tài khoá tác động đến tổng chi tiêu và do đó đến GDP thực tế và lạm phát.
  • Chính sách tiền tệ: Bao gồm những quyết định về mức cung tiền. Thay đổi trong mức cung tiền sẽ làm thay đổi lãi suất, ảnh hưởng đến chi tiêu trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh, nhà cửa…Chính sách tiền tộ ảnh hưởng mạnh đến cả GDP thực tế và GDP tiềm năng.
  • Chính sách thu nhập: Là những nỗ lực của chính phủ nhằm trung hoà lạm phát bằng cách can thiệp trực tiếp, có thể bằng cách đàm phán thuyết phục hay bằng sự kiểm soát giá và tiền công vói sự cho phép của pháp luật.
  • Chính sách kinh tế đối ngoaị: Nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và giữ cho thâm hụt của cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhận được thông qua các chính sách thương mại, quản lý ngoại hối và sự phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô với các nước khác.

Giáo trình kinh tế vĩ mô

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Quy luật kinh tế cơ bản – Giáo trình kinh tế vĩ mô
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢNQuy luật kinh tế có bản: Chi phí cơ hộiChi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó. Khi đưa ra ...
Chuyên mụcChương 1: Tổng quan kinh tế vĩ mô
no img nhan thanh
KHÁI NIỆM, ĐẶC TRUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ HỌC VI MÔ
KHÁI NIỆM, ĐẶC TRUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ HỌC VI MÔKhái niệmKinh tế học là gì?Có nhiều khái niệm về kinh tế học, ở đây chúng tôi chỉ nêu ra một khái niệm mà được nhiều ...
Chuyên mụcChương 1: Tổng quan kinh tế vĩ mô
no img nhan thanh
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ môĐối tượng nghiên cứu của kinh tê học vĩ môKinh tế học vĩ mô - Một phân ngành của kinh tế học- nghiên cứu sự vận động và ...
Chuyên mụcChương 1: Tổng quan kinh tế vĩ mô
Sách và tư liệu
Vật lý 12_Sóng ánh sáng_ND 1: Tán sắc ánh sáng
Vật lý 12_Sóng ánh sáng_ND 1: Tán sắc ánh sáng
Đáp án nằm ở phía cuối của tài liệu
Không theo quy tắc sau này tức là tự rước lấy thất bại
No img
Không theo quy tắc sau này tức là tự rước lấy thất bạiNăm 1898 Joe Farley chết một cách bất ...
Cracking the sat in physics 2013-2014- Princton
Cracking the sat in physics 2013-2014- Princton
Cracking the sat in physics 2013-2014 (Princton)- Liên hệ với thầy Hải để lấy bản gốc đầy đủ định dạng ...
Vật lý 12_Tập lý thuyết _Chương 1_Dao động cơ học
Vật lý 12_Tập lý thuyết _Chương 1_Dao động cơ học
CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG CƠ HỌC TUYỂN TẬP CÂU HỎI LÝ THUYẾT Câu 1: Chọn câu đúng nhất Pha ban đầu của ...
PHỤ NỮ AN NAM VÀ SỰ ĐÔ HỘ CỦA PHÁP
No img
PHỤ NỮ AN NAM VÀ SỰ ĐÔ HỘ CỦA PHÁPChế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một ...