Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ
Mọi phương thức. Hình thức và phương tiện của giáo dục thẩm mỹ đều nhằm xây dựng ý thức thẩm mỹ. Năng lực thẩm mỹ. Đó là xây dựng một hệ thống các quan điểm mỹ học tiên tiến. Xây dựng tình cảm; thị hiếu; lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp.
Có rất nhiều hình thức để nói đến giáo dục thẩm mỹ. Nhưng thật là khó khăn để có thể chỉ ra các hình thức cụ thể và ý nghĩa cụ thể của nó. Cũng như xác định sự giống nhau giữa các hình thức của nó.
Trên thực tế. Thì yếu tố thẩm mỹ tồn tại trong mọi hoạt động của con người. Cho nên các lĩnh vực của giáo dục thẩm mỹ là một lĩnh vực của cuộc sống – lao động. Các quan hệ xã hội và cá nhân; sinh hoạt văn hoá nghệ thuật. Chính vì vậy; càng phải xác định các hình thức cơ bản của giáo dục thẩm mỹ. Và cũng có thể coi đó là các lĩnh vực quan trọng của giáo dục thẩm mỹ.
Giáo dục thẩm mỹ bằng lao động – thực tiễn xã hội
Đối với hoạt động lao động của con người; ảnh hưởng của giáo duc thẩm mỹ rất to lớn. Trước hết; đó là việc tác động vào việc xây dựng thái độ đối với lao động. Lao động bao giờ cũng là nguồn gốc của mọi cái đẹp. Và cũng chính thông qua lao động con người mới có khả năng sáng tạo ra cái đẹp. Sáng tạo theo những qui luật của cái đẹp.
Trong quá trình giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ. Điều quan trọng là làm sao để bản thân lao động được con người tiếp thụ trong toàn bộ vẻ đẹp của nó. Và để nguyện vọng lao động được như một sự hứng thú; sự đam mê . Bởi chính sự hiểu biết (nói đúng hơn là sự mong đợi và cảm thấy) về niềm vui thẩm mỹ; mang lại những khoái cảm thẩm mỹ mà lao động sẽ đem lại.
Nội dung lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến luôn gắn bó với quan niệm đúng về lao động. Và hình mẫu cảm quan về con người hoàn thiện; xã hội hoàn thiện mà nó xây dựng cũng là hình ảnh người lao động chân chính (dưới các hình thức khác nhau).
Đối với những con người ấy. Lao động trở thành biểu tượng của cái đẹp. Hơn nữa. Trong quá trình lao động đó. Những cái khác biệt cơ bản giữa các yếu tố trí óc và chân tay được khắc phục. Những giá trị của lao động; gợi nên cảm xúc vui sướng; phấn khởi.
Giáo dục cho con người niềm khát vọng. Khát vọng trở thành người thành thạo trong công việc của mình. Và có cảm xúc thẩm mỹ trước tài nghệ của những người khác. Là điều giúp cho xã hội đặt cơ sở để khẳng định thái độ coi lao động là nhu cầu sống còn đầu tiên và là tất yếu của mọi người. Điều quan trọng là giáo dục lao động và giáo dục thẩm mỹ bằng lao động phải được gắn bó với nhau ngay từ thời thơ ấu của những đứa trẻ.
Giáo dục thẩm mỹ bằng chính cái đẹp của văn hoá thẩm mỹ
Khi xác định bản chất của giáo dục thẩm mỹ. Chúng ta xuất phát từ chính văn hoá thẩm mỹ của xã hội và con người. Văn hoá thẩm mỹ được hợp thành bởi các giá trị thẩm mỹ; bởi những tập quán; phương thức; phương tiện mà con người có được. và sử dụng để cảm thụ; đánh giá bởi khả năng tự hoạt động sáng tạo được thực hiện ở trong quá trình của lao động; khoa học; nghệ thuật có mang tính chất ý nghĩa thẩm mỹ.
Phạm trù quan trọng nhất của văn hoá thẩm mỹ; cũng như của lý luận và thực hành giáo dục thẩm mỹ là phạm trù cái đẹp. Để cảm xúc cái đẹp và sáng tạo theo qui luật của cái đẹp.
Nhất thiết phải biết sản xuất tương ứng với chuẩn mực của bất kỳ kiểu loại nào và bao giờ cũng phải tiếp cận sự vật; hiện tượng với một chuẩn mực nhất định. Do vậy; cái đẹp đòi hỏi sự hiểu biết; đòi hỏi phải có tri thức về những qui luật của nó: qui luật sự tương ứng của hình thức đối với nội dung; qui luật về sự chuẩn mực; qui luật của sự hài hoà; qui luật về tính biểu hiện.
Trong cái đẹp cũng như trong sự cảm thụ của con người trước cái đẹp còn chứa đựng một mặt quan trọng có ý nghĩa cơ bản đối với việc nhận thức bản chất và tính chất giáo dục thẩm mỹ – chúng tôi muốn nói đến cơ sở về tính nhân đạo chủ nghĩa trong quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực.
Chính vì vậy. Cũng từ lao động; nhận thức về cái có ích có trước nhận thức về cái đẹp; những không được qui cái đẹp thành cái có ích; rằng trong việc hưởng thụ cái đẹp; có yếu tố vô tư; các lý do làm cho con người hướng tới cái đẹp không đơn thuần là là thỏa mãn nhu cầu lợi ích vật chất trực tiếp mà do nhu cầu cao qúi hơn; văn hoá hơn – mang tính chất tinh thần tư tưởng.
Tình yêu đối với con người. Mong muốn nhìn thấy và làm cho con người hạnh phúc; gợi mở cho con người có khả năng cảm xúc và thức tỉnh nơi tâm hồn con người trước cái đẹp; vươn tới cái đẹp; sáng tạo cái đẹp.
Như vậy. Giáo dục thẩm mỹ; tức là giáo dục sự hiểu biết; cảm xúc cái đẹp và lòng mong muốn xây dựng và thể hiện nó trong hiện thực; với mục đích mở rộng nhận thức của con người và xây dựng thế giới tinh thần của họ; phát triển và khẳng định quan hệ có tính người; nhân đạo hoá đối với con người; đối với cuộc sống.
Giáo dục thẩm mỹ bằng môi trường sinh hoạt – xã hội
Một trong những lĩnh vực quan trọng của giáo dục thẩm mỹ là các vấn đề của mỹ học học sinh hoạt. Văn hoá thẩm mỹ trong sinh hoạt đời thường của con người – xã hội; bao gồm không chỉ các biểu tượng về con người; sự hoàn thiện về thể lực; vẻ đẹp của tác phong; của trang phục và nơi ở; mà cả thể hiện thực tế các biểu tượng ấy ở diện mạo; tác phong sinh hoạt; tính cách của cá nhân và tính cộng đồng của cá nhân.
Mỹ học sinh hoạt của con người không chỉ gắn bó với các thị hiếu và yêu cầu thẩm mỹ cá nhân của nó; mà còn với sự phát triển thẩm mỹ của cộng đồng xã hội.
Trong đó chuẩn mực chung của xã hội là tiêu chí chung điều tiết trực tiếp điều kiện sống và sinh hoạt văn hoá của mỗi cá nhân. Trên một phạm vi của mỹ học sinh hoat; nhất là trên các phạm vi như mỹ học về quần áo; về nhà ở; về tác phong; của mỗi con người nhất định phải tính đến các thị hiếu của xã hội.
Nếu như cảm thụ; đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ mang tính cảm quan; toàn vẹn; cụ thể – trực tiếp; thì sự tác động có tính hình tượng của các hiện tượng thẩm mỹ khách quan vào các giác quan của con người thông qua môi trường sinh hoạt có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành và phát triển ý thức; trình độ; năng lực thẩm mỹ ở mỗi cá nhân.
Môi trường thẩm mỹ trong cuôc sống của con người thể hiện sự gắn bó với với thiên nhiên; xã hội trong tính đa dạng; phong phú của nó là thế giới những hình ảnh của sự vật cảm tính; sinh động chứa đựng những sức mạnh tiềm ẩn của bản thân cuộc sống và có khả năng mang lại cho con người khoái cảm; sự hứng thú tinh thần với tính cách con người vừa là một nhân tố thống nhất của môi trường sinh hoạt tự nhận thức; tự khẳng định; tự điều chỉnh hành vi sinh hoạt và con người còn là chủ thể có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội.
Giáo dục thẩm mỹ bằng môi trường sinh hoạt – xã hội để con người sống hoà mình với thiên nhiên; với xã hội thể hiện trong mọi hoạt động của con người; đó là những hoạt động vận dụng môi trường; tạo ra sự hài hoà; lành mạnh; thoả mái để con người sống tốt hơn; đẹp hơn và hoàn thiện hơn.
Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật
Nghệ thuật là hình thái cao nhất của quan hệ thẩm mỹ. Trong nghệ thuật chứa đựng những đặc tính; những phẩm chất; những nhu cầu và khả năng cao nhất; hoàn thiện nhất đối với sự hưởng thụ; đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ của con người. Dưới các hình thức khác nhau; thì mỗi con người đều tham gia hoạt động nghệ thuật; sáng tạo nghệ thuật trong chính những hoạt động xã hội của mình.
Hoà vào thế giới nghệ thuật; đặc biệt tham gia hoạt động sáng tạo nghệ thuật là hình thức tốt nhất để phát huy những tư chất; năng khiếu thẩm mỹ; hình thành và phát triển tri thức thẩm mỹ; văn hoá thẩm mỹ; thì sẽ trở thành những chủ thể thẩm mỹ đích thực.
Nghệ thuât có khả năng to lớn trong sự tác động tình cảm; tư tưởng con người; giúp con người tự xây dựng cho mình những tư tưởng đúng; tình cảm đẹp; làm cơ sở cho hình thành thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh; hướng tới một lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp.
Khi tác động vào con người thì nghệ thuật có ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới tình cảm của con người. Cho nên; trong giáo dục thẩm mỹ; chiếm vị trí hàng đầu là xây dựng văn hoá thẩm mỹ của các cảm quan và quá trình đó phải kể đến vai trò của nghệ thuật. Quá trình này cũng phải được tiến hành thông qua sự tác động tình cảm của con người với thiên nhiên; xã hội mà quan trọng hơn là có sự góp phần tác động trực tiếp của các tác phẩm nghệ thuật.
Ưu thế của nghệ thuật trong sự tác động của nó tới người cảm thụ là ở chỗ; nó cảm hoá người cảm thụ bằng cái đẹp thông qua hình tượng chân – thiện – mỹ.
Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật là một hình thức không chỉ mang tính hấp dẫn bởi tính đặc thù của nó mà còn có khả năng đi vào lòng người; khơi dậy nơi tầng sâu của ý thức; tâm hồn con người cái sức mạnh tiểm ẩn của con người. Do đó; nó đi vào tâm hồn con người một cách tự nguyện và cũng như chính sự tự nguyện của con người khi cảm thụ; đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ hướng theo cái đẹp mà nghệ thuật khẳng định; định hướng hoặc mang lại.
Nếu nghệ thuât là công cụ sắc bén của giáo dục thẩm mỹ; thì giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật giúp cho con người sử dụng công cụ đó để làm phong phú thế giới tinh thần của mình và hoàn thiện mình một cách tốt nhất.
Các biện pháp cơ bản của giáo dục thẩm mỹ
Dù thể hiện dưới những hình thức mang tính đa dạng và phong phú thì các biện pháp giáo dục thẩm mỹ cũng nhằm phục vụ cho việc sử dụng có tính mục đích; hiệu quả các lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ; của các hình thức giáo dục thẩm mỹ. Và hơn thế nữa nó cũng phải đáp ứng những mục đích và những nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ.
Để có thể hình thành và phát triển năng lực phẩm chất cho mọi người; thì trước hết cần trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về mỹ học; nghệ thuật học thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua hệ thống giáo dục. Đưa nội dung giáo dục thẩm mỹ vào hệ thống các môn học khác; chứ không chỉ dừng lại ở giáo dục nghệ thuật; hoặc là các môn khoa học xã hội. Gắn việc giáo dục thẩm mỹ ở nhà trường kết hợp giáo dục thẩm mỹ ở gia đình; đoàn thể xã hội trong việc đưa nội dung vào đối tượng thẩm mỹ; hoạt động nghệ thuật.
Sử dụng các thiết chế văn hoá thông qua các cơ quan văn hoá có khả năng gây sự chú ý và tham gia hoạt động thường xuyên của quần chúng nhân dân.
– Các cơ quan văn hoá – giáo dục như: nhà văn hoá; cung văn hoá; câu lạc bộ; thư viện.
– Các cơ quan văn hoá – sản xuất – tiêu thụ những sản phẩm văn hoá như: xưởng phim; sản xuất và phát hành băng đĩa; rạp chiếu bóng; sân khấu; phòng hoà nhạc; phòng tranh.
– Các cơ quan văn hoá – hệ thống thông tin đại chúng như: ban biên tập báo; tạp chí; cơ quan truyền thanh và truyền hình.
Thoả mãn từng bước có định hướng nhu cầu văn hoá; thẩm mỹ và các nhu cầu khác như giao luu; giai trí; nghỉ ngơi; tạo không khí thỏa mái; nhân văn trong đời sống tinh thần. Tổ chức tham gia du lịch; triển lãm kinh tế; văn hoá; khoa học; công nghệ; mỹ thuật; nghệ thuật tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp xúc thường xuyên với cái đẹp của sản phẩm lao động; trên cơ sở hệ tiêu chí chân – thiện mỹ và tính giai cấp; dân tộc và thời đại.
Để có được tính hệ thống và khoa học. Giáo dục thẩm mỹ cần bảo đảm tính liên tục và lôgíc. Tạo ra sự thỏa mái; tự nguyện. Và hấp dẫn mọi đối tượng thẩm mỹ tham gia dưới nhiều hình thức. Và phương tiện khác nhau phù hợp với lứa tuổi và khả năng của họ. Cũng chính vì vậy. Phải căn cứ vào lứa tuổi; nghề nghiệp của từng loại đối tượng. Mà có biện pháp giáo dục thẩm mỹ thích hợp thì mới có thể mang lại lại hiệu quả cao nhất.
Thẩm mỹ gắn liền với thời trang, hội họa. Tham khảo thời trang tại vpfashion.vn
Mục đích và nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!