Liên minh công – nông – trí thức trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Liên minh công – nông – trí thức trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

1.Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và trí thức

-Khi tổng kết thực tiễn phong trào công nhân ở châu Âu, nhất là ở Anh, Pháp cuối thế kỷ XIX, C. Mác và Ph. Ăngghen đã khái quát thành lý luận về liên minh công, nông và các tầng lớp lao động khác. Các ông đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của thất bại trong các cuộc đấu tranh là do giai cấp công nhân không tổ chức được mối liên minh với “người bạn đồng minh tự nhiên” của mình là giai cấp nông dân. Do vậy, trong các cuộc đấu tranh này, giai cấp công nhân luôn đơn độc và cuộc cách mạng vô sản này đã trở thành “bài ca ai điếu”.

Trong điều kiện đã phát triển cao của chủ nghĩa tư bản (chủ nghĩa đế quốc), V.I. Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen về tổ chức liên minh công, nông và các tầng lớp lao động khác trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917). Trong thời kỳ đầu của thời kỳ quá độ, không chỉ có liên minh công, nông mà còn liên minh với các tầng lớp lao động khác. Ngay cả trong chuyên chính vô sản, V.I. Lênin khẳng định: “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức, v.v.)”. Chủ nghĩa Mác – Lênin xác định trong thời kỳ quá độ không chỉ liên minh giữa các giai cấp mà bỏ qua các tầng lớp lao động khác mà ngược  lại, rất cần   phải  liên minh   với  họ  để thực  hiện  mục tiêu chung do giai cấp công nhân lãnh đạo.

-Trong một nước nông nghiệp đại đa số dân cư là nông dân thì vấn đề giai cấp công nhân liên minh với họ là điều tất yếu. V.I. Lênin đặc biệt lưu ý mối liên minh công, nông trong các giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”[1]. Qua mối liên minh này, lực lượng đông đảo nhất trong xã hội là nông dân, công nhân được tập hợp về mục tiêu chung là xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích của toàn thể dân tộc. Đây là điều kiện để giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo. Đó chính là tính tất yếu về mặt chính trị – xã hội, là yếu tố tiên quyết.

-Liên minh công – nông – trí thức là nhu cầu giữ vững vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhu cầu tự giải phóng của nông dân và nhu cầu phát triển của trí thức

2.Nội dung của liên minh công – nông – trí thức

Liên minh công – nông – trí thức là sự hợp tác toàn diện giữa công nhân, nông dân và trí thức trong tất cả các mặt khác nhau của đời sống xã hội

-Nội dung kinh tế: Nhằm thoả mãn các nhu cầu, lợi ích kinh tế của công nhân, nông dân và trí thức

-Nội dung chính trị: Khối liên minh công – nông – trí thức là cơ sở vững chắc   cho  khối    đại       đoàn   kết toàn dân        tạo   nên    sức  mạnh vượt     qua những khó khăn trở ngại, đập tan âm mưu chống phá chủ nghĩa xã hội, xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Liên minh công – nông – trí thức được xây dựng và củng cố vững chắc chính là để đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội.

– Nội dung văn hoá xã hội: Liên minh công – nông – trí thức nhằm đảm bảo xây       dựng   một     nền văn      hoá tiên    tiến,         đậm         đà      bản sắc dân     tộc, có khả năng tiếp thu các giá trị, tinh hoa văn hoá của loài người. Trong nội dung văn hoá – xã hội, trí thức giữ vai trò đặc biệt quan trọng

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, liên minh công, nông, trí thức dưới góc độ kinh tế giữ vai trò quyết định. Điều này do sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội quy định, do phải gắn chặt nông nghiệp với công nghiệp, với dịch vụ, khoa học và công nghệ để thực hiện việc thoả mãn lợi ích kinh tế cả trước mắt và cả lâu dài, cơ bản của xã hội. Trong thời đại ngày nay, vai trò của tri thức ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì sự liên minh giữa công nhân với nông dân, trí thức trở thành vô cùng quan trọng để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Như vậy, sự liên minh về mặt kinh tế là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội quy định

 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Sách và tư liệu
Đề thi kì 2 Vật lý 11 số 02_2016
Đề thi kì 2 Vật lý 11 số 02_2016
Kết bạn cùng Fackbook: nhanthanhcs1@gmail.com để được giải đáp
UNIT 3 – TEST 2  – Tài liệu cô Cẩm Nhung xinh đẹp
UNIT 3 – TEST 2  – Tài liệu cô Cẩm Nhung xinh đẹp
 UNIT 3                                          TEST 2I.              PRONUNCIATIONChoose the word whose main stress pattern is not the same as that of the others. ...
Designing and studying characteristics of the sodium lidar-2010
Designing and studying characteristics of the sodium lidar-2010
ISSN 1859-4271, Những tiến bộ trong Quang học, Quang phổ và ứng dụng VI. NX Tuan, DV Trung, NT. Binh, BV. ...
Physics for you 11/2014 (Part 4)
Physics for you 11/2014 (Part 4)
Vật lý cho mọi người
Đề thi Môn Lý THPT 2015 – Bộ Giáo dục & Đào tạo
Đề thi Môn Lý THPT 2015 – Bộ Giáo dục & Đào tạo
Cần giải đáp các em hãy online casino tham gia nhóm: Học Lý cùng Nhân Thành - nhanthanhcs1@gmail.com