Lịch sử xã hội Ấn Độ cổ đại

 Lịch sử xã hội Ấn Độ cổ đại, về sự phát triển của triết học Ấn Độ

Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và chế độ quốc hữu về ruộng đất là hai đặc điểm lớn nhất, ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt của lịch sử Ấn Độ. Từ hai đặc điểm trên, dẫn đến hệ quả là các bước phát triển của lịch sử xã hội Ấn Độ thời cổ không mạch lạc như lịch sử xã hội của các nước châu Âu. Thực sự ở Ấn Độ không có quan hệ phong kiến giống như kiểu ở Hy – La, cũng không có quan hệ phong kiến giống như ở các nước Tây Âu. Ở Ấn Độ, nô lệ chưa bao giờ là lực lượng sản xuất chủ yếu, họ chưa bao giờ trở thành nông nô như ở Tây Âu phong kiến… Mặt khác, quan hệ đẳng cấp ở Ấn Độ càng làm cho kết cấu xã hội – giai cấp thêm phức tạp. Trong xã hội có bốn đẳng cấp:

1. Bràhman (Tăng lữ)

2.  Ksatriya (Quý tộc)

3. Vai’sya (Bình dân tự do)

4. K’sudra (Cùng đinh, nô lệ).

Sự phát triển chậm chạp của xã hội Ấn Độ, với các đặc điểm trên, đã quy định đặc điểm của sự phát triển triết học Ấn Độ cổ đại.

Bước phát triển của triết học Ấn Độ có những đặc điểm khác châu Âu. Ở châu Âu, các nhà tư tưởng thay thế nhau, thường phát triển triết học với quan điểm hoàn toàn mới, phê phán và gạt bỏ quan điểm của người đi trước. Còn ở Ấn Độ, một loạt các quan điểm triết học hay hệ thống triết học đã được đặt cở sở từ thời cổ. Sự phát triển sau đó chỉ là phát triển các quan điểm ban đầu. Các nhà triết học tiếp nhau, nói chung, không đặt mục đích tạo ra thứ triết học mới. Mỗi người ủng hộ một hệ thống đã có, bảo vệ và hoàn thiện nó, thường là tăng cường các chứng cứ cho người đi trước hơn là tìm các sai lầm. “Các đại biểu mới luôn luôn giới hạn mình trong việc làm sáng tỏ các học thuyết cũ và không bao giờ mâu thuẫn với chúng”.

Để hiểu sự ra đời của các hệ thống triết học Ấn Độ cổ đại, chúng ta cần luớt qua các giai đoạn của lịch sử Ấn Độ cổ. Có thể chia làm 3 chặng mốc chính.

 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Triết học Mimànsà
 Triết học MimànsàMimànsà được gọi là Pùrva Mimànsã. Kinh điển đầu tiên của hệ thống Mimànsà là Mimànsà - sùtra, gồm 2500 châm ngôn, được coi là của Jaimina. Nhưng khó mà xác định niên đại của Mimànsà - sùtra. ...
Chuyên mụcTriết học Ấn Độ Cổ Đại - Trung Đại
no img nhan thanh
Thời kỳ xâm nhập của người Arya
Triết học Ấn độ:  Thời kỳ xâm nhập của người AryaSau thời kỳ Harappa là thời kỳ Veda. Nó được phản ánh trong các tập sách mà nay gọi là Veda. Tập cổ nhất là Riveda (Các khúc hát du ...
Chuyên mụcTriết học Ấn Độ Cổ Đại - Trung Đại
no img nhan thanh
Triết học Ấn độ thế kỷ thứ VI – IV tr. CN
Triết học Ấn độ  thế kỷ thứ VI - IV tr. CNĐây là thời kỳ hình thành các quốc gia ở Ấn Độ. Đầu thế kỷ thứ VI tr. CN. Bắc Ấn Độ có nhiều quốc gia (đế chế hay ...
Chuyên mụcTriết học Ấn Độ Cổ Đại - Trung Đại
Sách và tư liệu
TÂM ĐỊA THỰC DÂN
No img
TÂM ĐỊA THỰC DÂNMột nghị sĩ Pháp đã nói về Angiêri: "Ớ trên thê giới, không có dân tộc chiến ...
VỀ CÂU CHUYỆN XIKI
No img
VỀ CÂU CHUYỆN XIKITừ khi có chủ nghĩa thực dân, nhiều ngưòi da trắng đã được thuê tiền để đấm ...
Lượng tử ánh sáng_Tuyển tập đề thi ĐH – CĐ các năm_ Đáp án
Lượng tử ánh sáng_Tuyển tập đề thi ĐH – CĐ các năm_ Đáp án
Tổng hợp các câu hỏi và đáp án chương Lượng tử ánh sáng trong đề thi Đại học – Cao đẳng ...
Tuyển tập câu hỏi lý thuyết_Sóng cơ học_ND 2_Đề
Tuyển tập câu hỏi lý thuyết_Sóng cơ học_ND 2_Đề
Để được giải đáp những vấn đề mình thắc mắc các bạn vào group: Học Vật lý cùng Nhân Thành ...