Làm thế nào để hạnh phúc đời thường – Nết hạnh tiếp độ con

.HẠNH PHÚC XII

Puttasaṅgaho
Nết hạnh tiếp độ con

Trong các pháp hạnh phúc để có cuộc sống an vui hạnh phúc đời thường. Phật giáo có 38 pháp hạnh phúc mà nhiều người còn gọi là kinh hạnh phúc. Website hoctap24h.vn. Đã sưu tầm và giới thiệu với bạn đọc Pháp hạnh phúc thứ 12 – Nết hạnh tiếp độ con.

  Phạn ngữ Putta có nhiều nghĩa nhưng nghĩa chánh yếu là con. Là người giữ gìn không để cha mẹ đọa vào ác đạo. Ý nói làm con muốn đền công ơn cha mẹ. Phải cố dìu dắt cha mẹ trở nên người Chánh Kiến. Tu hành theo hạnh bố thí, trì giới, tham thiền.

Putta còn có nghĩa là, người làm cho dòng họ của mình được trong sạch. Nghĩa là đứa con thảo hay là con quý, là con có giới đức.

Putta còn có nghĩa làm cho cha mẹ vui lòng, nghĩa là đứa con hiếu thảo. Là con lo phụng dưỡng cha mẹ, làm cho cha mẹ hài lòng. Putta còn có nghĩa là đứa nhỏ mà cha mẹ hằng lo trông nom từ khi còn trong thai bào.

Trong Túc Sanh truyện kể có ba hạng con:

– Antevāsika: đệ tử (tinh thần).

– Dinnako: con nuôi.

– Atrajo: con đẻ.

Theo Phật giáo. Các bậc xuất gia xem thầy tế độ là ông cha tinh thần, hết sức cung kính. Và ông thầy cũng hết lòng lo dìu dắt đệ tử đến nơi giải thoát.

Còn con nuôi con đẻ, ai cũng hiểu rõ. Khi người có phận sự làm cha mẹ, thì con nào cũng phải nuôi dưỡng và dạy dỗ như nhau, vì đã làm cha mẹ thì phải có Tứ vô lượng tâm như vị Phạm thiên.

Con đẻ có ba hạng khác nhau là:

  1. Abhijataputta:con cao hơn cha mẹ. Hạng con này có nhiều duyên lành hơn cha mẹ, lớn lên làm nên danh phận cao hơn cha mẹ, làm cho họ hàng được danh thơm tiếng tốt.
  2. Anujātaputta:con bằng cha mẹ. Hạng con này không có gì xuất sắc, chỉ tầm thường thôi, nghĩa là không nâng dòng họ cao thêm, mà cũng không làm cho dòng họ bị mất danh giá.
  3. Avajātaputta:con thấp kém hơn cha mẹ. Hạng con này, từ khi sanh ra đến khôn lớn, chỉ biết làm hại cha mẹ, như là xài phá của tiền, làm cho người ta khi dễ cha mẹ họ hàng. Khi đứa con này còn sống tới bao giờ, thì vẫn làm cho cha mẹ đau khổ đến chừng ấy.

Sự nuôi dưỡng và dạy dỗ con là phận sự thiêng liêng của cha mẹ đối với con, nhưng có được kết quả hay không là do nơi con. Tuy nhiên, cha mẹ phải có phương pháp dạy con từ thuở còn nhỏ.

Trong Tạng Kinh, bài kinh Singālovādasutta có dạy rằng, bổn phận làm cha mẹ đối với con có năm pháp, là:

– Pāpā nivarenti: ngăn ngừa không cho con làm việc tội.

– Kayane sikkhapenti: dạy con làm việc lành.

– Sippam sikkhapenti: cho con học nghề.

– Patirupena dharena sannosenti: dựng vợ gả chồng cho con với nơi xứng đáng thích hợp.

– Samaye dayajjaham niyyadenti: chia gia tài cho thích hợp.

  1. Ngăn ngừa không cho con làm tội. Ý nói khi cha mẹ thấy con bê tha, không lo học hành mà cứ đi theo bạn ác, thì cha mẹ tìm phương thế nào ngăn ngừa. Nếu không thể được.  Thì nên đưa con đi học một nơi nào cho xa bạn ác. Làm như vậy thật là hợp với lời Phật dạy, nhưng lắm khi không được kết quả mà còn có hại, vì lắm trẻ em thời bây giờ, khi cha mẹ khuyên bảo, đã không nghe mà trái lại còn cho rằng ý kiến của cha mẹ đã lỗi thời, và không muốn cha mẹ can thiệp vào đời sống tư riêng của mình. Có lắm gia đình thấy dạy con không được, lại thối chí bỏ mặc lấy nó, không đoái hoài tới, bỏ đứa con ấy càng ngày càng đi xa vào tội lỗi. Tôi xin nhắc rằng, phận sự cha mẹ là phải ngăn ngừa con khỏi sa vào đường tội lỗi và muốn được vậy, cha mẹ phải cần xét đến ba nguyên tố:

– Sự nhận thức.

– Nhu cầu.

– Phiền não.

Cha mẹ với con ở về hai thế hệ khác nhau, nên hai đàng khó lòng mà đồng ý với nhau về ba nguyên tố ấy. Cha mẹ đã có nhiều kiến thức hơn con, lại còn khép mình trong phong tục tập quán, con thì chưa có kinh nghiệm, lại bị lôi cuốn trong đời sống mới đầy cám dỗ hư hèn, nên hai đàng nhận thức một vấn đề một khác, hai đàng có nhu cầu cũng khác nhau, và hai đàng không phiền não giống nhau.

Thực tế vốn bi thảm như vậy. Người con hiếu thảo phải biết nghe lời cha mẹ, vì cha mẹ sở dĩ không chìu thị hiếu của mình là bởi mưu lợi cho mình. Cha mẹ phải nhẫn nại dạy con, đem ánh sáng của kinh nghiệm mình soi đường cho con và đem lòng từ ái mà cảm hóa con.

Sự thật khi nào các cô, cậu có con mới thấy được lòng của cha mẹ, chừng ấy các cô, cậu thấy hối tiếc vì không còn có cha mẹ để phụng dưỡng hay dạy bảo mình.

  1. Dạy con làm việc lành. Việc lành đây là các thiện pháp theo lời Phật dạy, là lập bố thí, trì giới, làm cho tâm quen với việc phước thiện.

Việc lành đây có hai loại: việc lành về mặt xã hội, như quyên tiền giúp việc phước thiện, và việc lành về tinh thần là tu giải thoát như đã nói trên.

Ngoài ra Đức Phật dạy ta phải có năm điều để đối với xã hội là:

– Mettā: lòng từ, nghĩa là có tâm thương người nghèo khó hoạn nạn và cố giúp đỡ tùy theo sức mình.

– Sammājivitā: nuôi mạng chân chánh, nghĩa là không vì quyền lợi của mình mà làm hại kẻ khác.

– Satisamvara: thu thúc giữ tâm mình không cho sa ngã theo ngũ tuần lục dục.

– Sacca: nói lời chân thật và luôn luôn giữ mình theo lẽ chánh, nghĩa là không dối người, dối mình.

– Appamādo: không dễ duôi trong việc làm lành, như bố thí, trì giới, tham thiền v.v…

Lẽ cố nhiên cha mẹ có phận sự lo cho con được an vui trong cõi này và ngày vị lai, nghĩa là dẫn dắt con tu hành để khỏi khổ trong kiếp vị lai. Cha mẹ nào đối với con như thế mới gọi là người biết thương con và mới gọi là làm tròn bổn phận cha mẹ, và mới gọi là người hành đúng theo Phật dạy. Như sự tích của trưởng giả Cấp Cô Độc dạy con sau đây:

Trưởng giả Cấp Cô Độc có một người con trai tên là Kāla. Người con này không tin Phật pháp, thiên tà kiến. Ông tìm đủ phương thế để đưa con về chánh kiến, nhưng chưa được. Ông lấy làm lo buồn, ngày nọ ông bảo con rằng: “Nếu con chịu thọ bát quan trai giới cùng Đức Phật, thì cha sẽ cho con một trăm đồng vàng”. Người con vâng lời đến thọ giới cho có chừng, rồi về nhà lãnh trăm đồng vàng.

Lần khác, ông trưởng giả kêu con lại bảo rằng: “Nếu con đến nghe Đức Phật thuyết pháp mà con nhớ được một câu, thì cha sẽ thưởng cho con một ngàn đồng vàng”.

Người con vì ham tiền. Nên bằng lòng đi nghe pháp, thầm bảo bụng rằng: “Ta cố nhớ một câu thôi, rồi ta rút lui không khó”. Khi Kāla vào giảng đường nghe thuyết pháp. Cậu cố nghe để nhớ một câu thôi, nhưng khi đứng dậy ra về lại quên đi. Đây là nơi oai lực của Đức Thế Tôn. Cậu lấy làm tức mình nên trở lại cố chăm chú nghe, đặng nhớ một câu thôi. Hôm ấy. Đức Thế Tôn giảng về sự chết. Ngài dạy trong ba cõi không một chúng sanh nào thoát khỏi tay tử thần. Cậu Kāla hiểu và phát tâm kinh sợ luân hồi, diệt trừ được phiền não và đắc quả Tu Đà Hường.

Về nhà chàng nhớ đến số tiền thưởng của cha, lấy làm hổ thẹn, vào phòng đóng cửa lại không dám ra, sợ cha nhắc đến số tiền thưởng.

Sáng ngày, nhân dịp Đức Thế Tôn đến trai tăng nơi nhà, ông trưởng giả mới kêu con ra lãnh ngàn đồng vàng tiền thưởng. Đức Thế Tôn biết Kāla đang lúng túng và rất hổ thẹn trước chư Tăng và cha mẹ, nên Ngài dạy câu kệ rằng:

Pathabya ekarajjena

Saggassa gamamenavā

Sabbalokādhioaccena

Sotāpattiphalam varam

Nghĩa là Tu Đà Hường là quả cao hơn đế vị, sự an vui trong cõi trời và tất cả sự nắm chủ quyền trong vũ trụ (ý nói làm vua Chuyển Luân Thánh Vương).

Ý câu này dạy rằng. Không thể đem vật gì trong tam giới này lại sánh với quả Tu Đà Hường được. Khi đã đắc Tu Đà Hường quả thì vàng bạc, ngọc ngà châu báu đối với Kāla không còn giá trị gì hết.

Tích này cho ta thấy rằng. Khi cha mẹ là người chánh kiến, thì dẫn dắt con đi trên đường cao quý được. Vậy bổn phận làm cha mẹ chẳng những lo cho được an vui trong kiếp này. Mà còn phải lo cho kiếp vị lai cho con nữa.

  1. Cho con học nghề. Phận sự làm cha mẹ phải gắng cho con học được một cái nghề gì theo chánh nghiệp. Cha mẹ không nên giao phó con cho nhà trường mà không quan tâm tới. Vì có lắm cậu mang sách ra đi nhưng kỳ thực thì không đến trường, mà cắp sách đi chơi thôi.
  2. Dựng vợ gả chồng cho con. Điều này có hai ý nghĩa là cha mẹ có phận sự và cũng phải lo tròn phận sự định đoạt gia đình của con, phải biết chọn nơi cho hợp với con mình. Chuyện vợ chồng của con trong thời buổi này, thật là một vấn đề rất là phiền phức cho phận sự làm cha mẹ. Vì có khi cha mẹ ưng ý chỗ này mà con không bằng lòng, lại muốn tự ý chọn ý trung nhân cho mình. Vì vậy thật là khó giải quyết. Vấn đề này có thể chia làm hai phần là:

– Khi cha mẹ nhúng tay vào đời tư của con có lợi hay có hại?

– Vậy cha mẹ hay con là người có quyền quyết định đoạt số phận của mình?

Về vấn đề thứ nhất, tôi thấy trong kinh. Đức Phật dạy cha mẹ nên lo định đoạt cho con, phải lo và chọn cho hợp tình cảnh. Vì các con còn nhỏ chưa hiểu đời bằng cha mẹ.

Vấn đề thứ hai, nên được thỏa thuận giữa cha mẹ và con. Phận sự làm cha mẹ là chỉ chỗ hại và chỗ lợi của cuộc hôn nhân. Để cho con suy nghĩ lấy. Phần con nên suy nghĩ cho kỹ. Chẳng nên vì lòng ham muốn nhất thời của mình mà làm cha mẹ buồn, và nhất là làm hại cho tương lai của mình.

  1. Chia gia tài cho thích hợp. Lòng thương con của cha mẹ được thể hiện rõ rệt trong giai đoạn này. Và lòng thương ấy rất cao quý. Không đo lường được tấm lòng thương ấy, khi chia gia tài cho con. Lúc con tách xa cha mẹ mà tạo lập gia đình. Đó là phần gia tài vật chất và cũng là gia tài tinh thần. Vì trong gia tài đó, tích chứa biết bao mồ hôi nước mắt, tâm tư và công đức của cha mẹ.

Trong Chú giải kinh Hạnh phúc có dạy làm cha mẹ phải dắt dẫn con theo năm đường, là:

  1. a) Dắt dẫn con vào chùa nghe giáo pháp của Đức Thế Tôn. Để tập cho nó tu hành khi còn trẻ.
  2. b) Tập con biết lễ Phật, tụng kinh.
  3. c) Tập con làm lành, như bố thí.
  4. d) Tập con niệm Phật, tham thiền.
  5. e) Có thể nên cho con xuất gia (tùy theo sức của con, muốn xuất gia tới lúc nào có thể hành nổi).

Sự tiếp độ con có nhiều hạnh phúc là:

  1. Tạo cho con thành người lương thiện.
  2. Tạo cho con thành một công dân tốt của quốc gia.
  3. Tạo cho con thành gương mẫu cho cháu chắt sau này.
  4. Làm cho con được hưởng hạnh phúc trong kiếp này và vị lai.
  5. Làm cho con được hưởng ba điều lợi ích.
  6. Là nguyên nhân sanh hạnh phúc cho mình con và cháu chắt sau này.
  7. Là người giúp cho đời bớt một công dân bất lương. Và bớt một người làm khổ cho gia đình sau này.
  8. Là người tạo cho con nên người trí thức, người có giới đức.
  9. Được chư thiên ca tụng.

Để lại một bình luận

1 Bình luận on "Làm thế nào để hạnh phúc đời thường – Nết hạnh tiếp độ con"

avatar
Sắp xếp:   mới nhất | cũ nhất | bình chọn nhiều nhất
Văn Biển
Khách

quá hạnh phúc

wpDiscuz
Bài liên quan
Học nhiều hiểu rộng để có hạnh phúc trong đời thường
Học nhiều hiểu rộng để có hạnh phúc trong đời thường
Làm thế nào để có hạnh phúc trong đời thường. Để có hạnh phúc trong đời thường chúng ta phải học nhiều hiểu rộng. Người đời vì phải sinh sống, cần phải nghe và học nhiều để tìm việc làm nuôi ...
Chuyên mục38 Pháp hạnh phúc
Giữ mình theo lẽ phải là cách để mình hạnh phúc
Giữ mình theo lẽ phải là cách để mình hạnh phúc
Làm thế nào để có hạnh phúc trong đời thường?. Để có hạnh phúc chúng ta nên học theo lời Phật dạy. Giữ mình theo lẽ phải. Đem tâm mình ra khỏi các pháp phiền não là tham lam, sân ...
Chuyên mục38 Pháp hạnh phúc
no img nhan thanh
Pháp hạnh phúc thứ 11 – Nết hạnh phụng dưỡng mẹ cha
KỆ NGÔN IVHẠNH PHÚC XIMātāpitu upaṭṭhānaṃ Nết hạnh phụng dưỡng mẹ chaNhững lời Phật dạy trong 38 điều Hạnh phúc phân ra từng giai đoạn. Mười pháp hạnh phúc đầu tiên. Từ một tới mười. Dạy ta tự sửa chữa ...
Chuyên mục38 Pháp hạnh phúc
Làm thể nào để có hạnh phúc đời thường – học thông được luật
Làm thể nào để có hạnh phúc đời thường – học thông được luật
Con người từ xa xưa cho đến hiện nay đều có chung một mục đích tìm kiếm hạnh phúc. Làm thế nào để có hạnh phúc đó là câu hỏi muôn đời. Sau đây xin giới thiệu với các bạn ...
Chuyên mục38 Pháp hạnh phúc
Hạnh phúc đời thường của con người
Hạnh phúc đời thường của con người
NGUYÊN NHÂN CÓ PHÁP HẠNH PHÚCHai mươi sáu thế kỷ trước đây, nghĩa là trước khi Đức Thế Tôn thành đạo. Có phong trào tìm hiểu chân lý chung quanh con người và kiếp sống của con người. Các nhà ...
Chuyên mục38 Pháp hạnh phúc
Sách và tư liệu
Sóng cơ học và sóng âm_Tuyển tập đề thi đại học các năm_Đáp án.
Sóng cơ học và sóng âm_Tuyển tập đề thi đại học các năm_Đáp án.
Tổng hợp các câu hỏi và đáp án chương Sóng cơ trong đề thi Đại học - Cao đẳng từ ...
Vật lý 12_Đề luyện kỹ năng_Chuyên Lương Văn Chánh_5/2016_có Đa
Vật lý 12_Đề luyện kỹ năng_Chuyên Lương Văn Chánh_5/2016_có Đa
Hãy học từ sai lầm của người khác, vì bạn không sống đủ lâu để trải qua mọi sai lầm ...
Vật lý.TC2. Chương 1. Thuyết động học phân tử chất khí
Vật lý.TC2. Chương 1. Thuyết động học phân tử chất khí
Giúp sv tiếp cận với 2 phương nghiên cứu các hệ nhiệt động. Cơ sở của nhiệt động lực học ...
Vật lý_Tuyển tập 32 đề thi đại học các trường chuyên phần 2
Vật lý_Tuyển tập 32 đề thi đại học các trường chuyên phần 2
Học tập cùng Nhân Thành: facebook-nhanthanhcs1@gmail.com
ÔN UNIT 11 – 19-2-2009 – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
ÔN UNIT 11 – 19-2-2009 – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
  ÔN UNIT 11 – 19-2-2009I. PRONUNCIATIONChoose the word that has the main stress placed differently from the others.1.       a. energy ...