Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
Khái niệm văn minh
Văn minh là danh từ Hán – Việt (Văn là vẻ đẹp; minh là sáng); chỉ tia sáng của đạo đức; biểu hiện ở chính trị; luật pháp; văn học; nghệ thuật. Trong tiếng Anh; Pháp; từ civilisation với nội hàm nghĩa văn minh; có căn gốc Latinh là civitas với nghĩa gốc: đô thị; thành phố; và các nghĩa phái sinh: thị dân; công dân.
Đuran (W. Durrant) sử dụng khái niệm văn minh để chỉ sự sáng tạo văn hoá; nhờ một trật tự xã hội gây ra và kích thích. Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức xã hội; tổ chức luân lí và hoạt động văn hoá.
Văn minh trong tiếng Đức là để chỉ các xã hội đã đạt được tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết.
Theo F. Ăngghen; văn minh là chính trị khoanh văn hoá lại và sợi dây liên kết văn minh là nhà nước. Như vậy khái niệm văn minh thường bao hàm bốn yếu tố cơ bản: Đô thị; Nhà nước; chữ viết và các biện pháp kĩ thuật cải thiện; xếp đặt hợp lí; tiện lợi cho cuộc sống của con người.
Tuy vậy; người ta vẫn hay sử dụng thuật ngữ văn minh đồng nghĩa với văn hoá. Các học giả Anh và Pháp thường sử dụng lẫn lộn hai khái niệm văn hoá (culture); văn minh (civilisation) để chỉ toàn bộ sự sáng tạo và các tập quán tinh thần và vật chất riêng cho mọi tập đoàn người.
Thực ra; văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện vật chất; đặc trưng cho một khu vực rộng lớn; một thời đại; hoặc cả nhân loại. Như vậy; văn minh khác với văn hoá ở ba điểm: Thứ nhất; trong khi văn hoá có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại.
Thứ hai; trong khi văn hoá bao gồm cả văn hoá vật chất lẫn tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất; kĩ thuật.
Thứ ba; trong khi văn hoá mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh thường mang tính siêu dân tộc- quốc tế. Ví dụ nền văn minh tin học hay văn minh hậu công nghiệp và văn hoá Việt Nam; văn hoá Nhật Bản; văn hoá Trung Quốc… Mặc dù giữa văn hoá và văn minh có một điểm gặp gỡ nhau đó là do con người sáng tạo ra.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!