KHÁI NIỆM, ĐẶC TRUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ HỌC VI MÔ

KHÁI NIỆM, ĐẶC TRUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ HỌC VI MÔ

Khái niệm

Kinh tế học là gì?

Có nhiều khái niệm về kinh tế học, ở đây chúng tôi chỉ nêu ra một khái niệm mà được nhiều nhà kinh tế thống nhất sử dụng:

Kinh tế học ỉà môn khoa học xã hội, nghiên cứu xem việc ìựa chọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra các hàng hoá cần thiết và phân phối chúng cho các thành viên trong xã hội.

Trong khái niệm này cho thấy có hai ẩn ý chúng ta cần phải làm rõ thêm là: nguồn lực có tính khan hiếm và xã hội phải sử dụng các nguồn lực đó một cách có hiệu quả.

Trước hết, hãy đề cập đến các nguồn lực có tính khan hiếm. Xét tại một thời điểm nhất định, nguồn lực luôn có giới hạn, không đủ để sản xuất sản phẩm theo nhu cầu đòi hỏi của con ngưòi. Vì vậy, xã hội luôn phải chọn lựa xem nên sử dụng nguồn lực đó vào việc gì, sử dụng nó như thế nào và sử dụng cho ai. Yêu cầu chọn lựa đó đòi hỏi phải có sự giải đáp khách quan của khoa học kinh tế. Có thể nói, kinh tế học là mồn học bắt nguồn từ sự khan hiếm của các nguồn lực.

Hai là: Xã hội phải sử dụng các nguồn lực đó một cách có hiệu quả. Nhận thức nhu cầu là vô hạn thì việc các nền kinh tế phải sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực có hạn là một vấn đề hết sức quan trọng. Điều này dẫn chúng ta đến một khái niệm rất quan trọng đó là: hiệu quả. Hiệu quả hiểu một cách khái quát có nghĩa là không lãng phí, hoặc sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế một cách tiết kiệm nhất để thoả mãn nhu cầu và sự mong muốn của mọi người. Nói cụ thể hơn, một nền kinh tế sản xuất có hiệu quả khi nó không thể sản xuất ra nhiều hơn một mặt hàng nào đó mà không phải giảm bớt sản xuất một số mật hàng khác.

Tính cấp thiết của kinh tế học là nhận thức được thực tế của sự khan hiếm, và sau đó dự kiến tổ chức xã hội như thế nào để sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất.

Theo phạm vi nghiên cứu, kinh tê học được chia làm hai phân ngành: kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.

Kinh tê học vi mô: Là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định của hộ gia đình và hăng kinh doanh cũng như sự tương tác của họ trên các thị trường cụ thề.

Chúng ta hoàn toàn xác đáng khi coi Adam Smith là người đặt nền móng cho lĩnh vực kinh tế học vi mô, một nhánh của kinh tế học đi sâu nghiên cứu về hành vi của các chủ thể riêng biệt như các thị trường, các doanh nghiệp, các hộ gia đình. Trong tác phẩm ‘Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia”, Ông đã nghiên cứu các loại giá cả riêng biệt được hình thành như thế nào, giá yếu tố sản xuất được xác định ra sao, khảo cứu về những điểm mạnh và điểm yếu của cơ chế thị trường. Điều quan trọng nhất là Ông đã xác định được một trong những tính chất hiệu quả đặc biệt của thị trường, “ Bàn tay vô hình ” đã mang ỉại lợi ích chung từ những hành động vị kỷ của cá nhân. Mặc dù đã trải qua hơn 200 năm, nghiên cứu kinh tế học vi mô đã có nhiều tiến bộ, nhưng cho đến nay tính chất đó vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của nó.

Kinh tế học vĩ mô: là môn học nghiên cứu cấc hiện tượng của toàn bộ tống thể nền kinh tế như: nghiên cứu ảnh hưởng của vay nợ của chính phủ đến tăng trưởng kinh tế của một đất nước, thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát, nghiên cứu tác động của các chính sách nhằm ổn định nền kinh tế…

Kinh tế học vĩ mô mới chỉ được đề cập đến bắt đầu từ năm 1936, khi John Maynard Keynes công bố tác phẩm:” Lý thuyết chung về việc làm, tiền lãi và tiền tệ Vào thòi điểm đó, các nước tư bản đang chìm sâu trong cuộc Đại suy thoái của những năm 1930. Trong khi nghiên cứu để tìm lối thoát, John Maynard Keynes đã nhấn mạnh: nền kinh tế thị trường có thể không làm tròn chức năng của nó. Trong lý thuyết của mình, Ông đã phát triển lý thuyết giải thích về nguyên nhân của thất nghiệp và suy thoái kinh tế, về đầu tư và tiêu dùng được xác định như thế nào, ngân hàng trung ương quản lý tiền tệ ra sao, lý giải vì sao một số nước lại phát triển trong khi đó một số khác lại rơi vào đình trệ… Ông cho rằng, chính phủ có vai trò quan trọng trong việc làm giảm bớt những bước thăng trầm của các chu kỳ kinh doanh. Mặc dù, nhiều nhà kinh tế không thừa nhân các tư tưởng và những giải thích cụ thể của Keynes, song những vấn đề mà Ông đưa ra vẫn là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô hiện nay.

Mối quan hệ giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô:

Vì những thay đổi trong nền kinh tế nói chung phát sinh từ các quyết định của hàng triệu cá nhân nên chúng ta không thể hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu chúng ta không tính đến các quyết định kinh tế vi mô liên quan.

Cả hai môn học Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô đều ỉà những nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt, mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống kiến thức của kỉnh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo điều kiện cho kinh tế vi mô phát triển. Thực tế đã chứng minh, kết quả của kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô, kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, của các tế bào kinh tế trong sự tác động ảnh hưởng của nền kinh tế.

Ví dụ: Kế hoạch phát triển của một doanh nghiệp cần phải đặt trong tổng thể phát triển chung của toàn nền kinh tế, phù hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô.

Mặc dù kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô có mối quan hệ gắn bó với nhau, nhưng hai lĩnh vực nghiên cứu này vẫn có sự khác biệt. Khi xử lý các vấn đề khác nhau, đôi khi họ sử dụng các phương pháp tiếp cận hoàn toàn khác nhau và vì vậy thường được giảng dạy thành hai môn học riêng trong các khoá học.

Ranh giới phân biệt giữa hai nhánh kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô rất mỏng manh, gần đây hai nhánh này đã hội nhập lại khi các nhà kinh tế ứng dụng các công cụ kinh tế học vi mô để giải thích các vấn đề về thất nghiệp và lạm phát. Vì vậy, để nâng cao hiểu biết đầy đủ vé kinh tế học, chúng ta cần phải khám phá cả hai phân ngành này.

Theo cách tiếp cận kỉnh tế học được chia thành 2 dạng: kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

Kinh tế học thực chứng: là mô tả và phân tích các sự kiện, những mối quan hệ trong nền kinh tế. Nói cách khác: nó giải thích sự hoạt dộng của nền kinh tể một cách khách quan và khoa học.

Kinh tế học thực chứng là để trả lời câu hỏi “là bao nhiêu, là gì ? như thế nào?

Mục đích của kính tế học thực chứng là muốn biết lý do vl sao nền kinh tế lại hoạt động như vậy. Trên cơ sở đó dự đoán phản ứng của nó khi có sự thay đổi của hoàn cảnh, đồng thời chúng ta có thể sử dụng các công cụ điêu chỉnh để hạn chế tác động tiêu cực và khuyến khích mặt tích cực nhằm đạt được những kết quả mong muốn.

Kinh tế học chuẩn tắc: đề cập đến mặt đạo lý được giải quyết bằng sự lựa chọn, có nghĩa là nó đưa ra quan điểm đánh giá hoặc lựa chọn cách thức giải quyết các vấn đề kinh tế. Cố rất nhiều vấn đề đặt ra mà câu trả lời tuỳ thuộc vào quan điểm của cá nhân và cũng cố nhiều phương pháp giải quyết khác nhau về một hiện tượng kinh ĩếtuỳ theo cách đánh giá của mỗi người. Ví dụ: có nên dùng thuế để lấy b(fĩ thu nhập của người giầu bù cho người nghèo không? có nên trợ gia hàng nông sản cho nông dân hay không ?… Cho tới nay, chưa cố câu trả lời đúng hay sai đổi với các câu hỏi trên bởi lề chúng đưa cá các qiá trị và đạo đức vào các sự kiện thực tế. Những vấn dê này thường được tranh luận và quyết định chính trị, nó không bao giờ được giải quyết bằng khoa học hoặc bằng các phân tích kỉnh tế. Nó trả lời cho câu hỏi “ nên làm cái gì?”.

Nghiên cứu kinh tế thường được tiêh hành từ kinh tế học thực chứng rồi chuyển sang kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu cả vấn đề thực chứng lẫn chuẩn tắc.

Vấn đề thực chứng đòi hỏi giải thích và dự đoán, còn vấn đề chuẩn tắc đưa ra các lời khuyên và quyết định.

Đặc trưng của kinh tế học

  • Kỉnh tế học là khoa học nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực.
  • Nghiên cứu kinh tế học dựa trẽn các giả thiết hợp lý.
  • Kinh tế học ỉà một môn học nghiên cứu về mặt lượìĩg.
  • Nghiên cứu kinh tế học mang tính toàn diện và tổng hcĩp.
  • Kinh tế học không phải là một khoa học chính xác.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Các nhà kinh tế thường sử dụng phương pháp luận:

Cô’ gắng tách biệt việc mô tả với những đánh giá về giá trị, tránh những lập luận sai lầm ucái cố sau là do cải có trước sinh ra” vã lập luận sai lầm “về sự kết cấu ”, nhận thức được “tỉnh chủ quan ” tất yếu trong quan sát và lý thuyết. Cách đảm bảo nhất để đi đến suy nghĩ đúng là phương pháp khoa học phân tích, giả thiết đối chiếu với chứng cứ và tổng hợp.

* Lập luận sai lầm “ cái gì xảy ra sau là do cái trước sinh ra”

Nội dung lập luận: sự kiện A dược thấy trước sự kiện B không chứng minh rằng sự kiện A gây ra sự kiện B. Kết luận rằng: “sau sự kiện A sểsinh ra sự kiện B”, là phạm phải sai lầm cho rằng cái gì xảy ra sau là do cái trước sinh ra.

Một trong những nguyên nhân suy nghĩ sai lầm là không giả thiết các nhân tố khác cũng như nhau nẩy sinh trong lập luận. Ví dụ: ở thành phố ô nhiễm không khí hơn ở nông thôn nên chắc sống ở đó hết sức có hại cho sức khoẻ. Ví dụ này không giả thiết các nhân tố khác là như nhau. Do đó dẫn đến lập luận sai lầm “cái gì xảy ra sau là do cái trước sinh ra”. Kết luận về việc liên quan đến sức khoẻ của người sống ở thành phố cần được phân tích cẩn thận và phải cho rằng các nhân tố khác liên quan đến việc sống ở thành phố là như nhau, ví dụ: dịch vụ y tế, mạng lưới giao thông, mật độ dân số, thu nhập… là như nhau giữa thành phố và nông thôn, thì lúc đó chúng ta mới kết luận được là sống ở thành phố có hại cho sức khoẻ hay không?

Lập luận sai lầm về sự kết hợp

Chúng ta đều thấy, các cổ động viên bóng đá đều cố xu hướng đứng ỉên khi xem một trận đấu hấp dẫn để nhìn cho rõ hơn. Nhưng khi mọi người đứng lên thì nói chung cũng không nhìn rõ hơn ỉà ngồi xem. Hành động như vậy là do một động cơ logic học gọi là ‘dập luận sai lầm về sự kết hợp

Nội dung của lập luận sai lầm về sự kết hợp: xẩy ra khi một cái đúng với một bộ phận được người ta cho rằng chỉ vì lý do đó thôi, nó cũng nhất thiết đúng với toàn bộ.

Tính chủ quan

Lý thuyết lã một công cụ chủ yếu để tổ chức các sự kiện. Nhưng ngay trong cái gọi là khoa học vật lý chính xác, việc ta nhận thức các sự kiện đã quan sát được như thể nào tuỳ thuộc vào nhãn quan lý thuyết của chúng ta. Cùng một sổ sự kiện cố thể nói lên những điều khác nhau đối với những người quan sát khoa học có nhãn quan ỉỷ thuyết khác nhau.

Khi bạn chấp nhận một tập hợp nguyên tắc kinh tế mới, bạn sẽ hiểu thực tế theo một cách mới và khác. Sự hiểu biết này cho phép ta hiểu được tại sao con người sống trên cùng một hành tinh lại có thể khác nhau một cách cơ bản, như giữa kinh tế học vi mô của Adam Smith với kinh tế học vi mô của Paul A. Samuelson. Nếu một ai đó học rất kỹ vật lý của Newton thì điều đó thực tế có thể cản trở việc họ nắm được các thuyết mới hơn về tương đối luận. Cũng không có gì ngạc nhiên khi kinh tế học vĩ mô của Keynes đã trị vì lý thuyết kinh tế học vĩ mô của thế giới suốt mấy chục năm trời.

 Tình trạng không chắc chắn trong đờỉ sống kinh tế

Trong cuộc sống, nếu cứ nhìn mãi vào một người nào đó cũng làm cho họ thay đổi thái độ.

Một người hoài nghi nói: nếu đánh thuế xăng dầu cao hơn thì việc sử dụng xăng sẽ giảm đi. Nhưng tôi thấy cô bạn của tôi vẫn không thay đổi thói quen lái xe của mình.

Kinh tế học không phải là một khoa học chính xác. Mà nói đúng hơn: quy luật kinh tế chỉ đúng ở mức độ trung bình, nó không phải là quan hệ chính xác.

Quan sát thực tế, xây dựng ỉỷ thuyết rồi tiếp tục quan sát, điều chỉnh lý thuyết

Có thể nói, tác động qua lại giữa lý thuyết và quan sát xẩy ra trong nhiều lĩnh vực trong đó lĩnh vực kinh tế học cũng không nằm ngoài phạm vi. Tuy nhiên khi các nhà kinh tế sử dụng lý thuyết và quan sát như các nhà khoa học, họ vấp phải một trở ngại là các thực nghiệm thường khó thực hiện trong kinh tế học, vì vậy đã làm cho nhiệm vụ của các nhà kinh tế càng trở nên đặc biệt khó khăn. Với các nhà vật lý họ có thể thực hiện các thực nghiệm trong phòng thí nghiệm để kiểm định lý thuyết của mình. Nhưng đối với các nhà kinh tế khi nghiên cứu về hiện tượng lạm phát, họ không được phép thay đổi chính sách tiền tệ quốc gia chỉ để tạo ra các số liệu cần thiết cho nghiên cứu, mà họ thường phải bằng lòng với những con số mà thế giới ngẫu nhiên trao cho họ.

Để tìm thứ thay thế cho thực nghiệm trong phòng thí nghiêm, các nhà kinh tế theo sát các thực nghiệm tự nhiên đo lịch sử đem lại. Ví dụ: cuộc chiến tranh ở IRắc, chương trình hạt nhân của IRan làm cho chương trình cung cấp dầu mỏ bị ảnh hưởng, giá dầu thế giới thay đổi.

Đối với người tiêu dùng, tác động của dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ có thể ảnh hưởng làm giảm mức sống nếu giá dầu mỏ tăng. Đối với các nhà kinh tế, nhiều khi đây là cơ hội để nghiên cứu ảnh hưởng của một loại tài nguyên thiên nhiên then chốt đối với các nền kinh tế trên thế giới… Chính vì lẽ đó, mà trong quá trình nghiên cứu kinh tế học chúng ta đề cập đến nhiều biến cố lịch sử. Các biến cố đó là vô cùng quý báu vì nó cho phép chúng ta hiểu sâu hơn về nền kinh tế trong quá khứ và quan trọng hơn là nó cho phép chúng ta kiểm định các lý thuyết kinh tế hiện tại.

Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học

Nằm trên rìa của nhiều mồn khoa học, kinh tế học sử dụng các phương pháp suy diễn của lôgic và hình học, các phương pháp quy nạp rút ra từ các con số thống kê và kinh nghiệm. Ngoài ra, kinh tế học còn sử dụng một số phương pháp khác như:

  • Xây dựng các mô hình kinh tế để lượng hoá các quan hệ kinh tế;
  • Phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu;
  • Phương pháp cân bằng bộ phận và cân bằng tổng thể…

Giáo trình kinh tế học vĩ mô

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Quy luật kinh tế cơ bản – Giáo trình kinh tế vĩ mô
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢNQuy luật kinh tế có bản: Chi phí cơ hộiChi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó. Khi đưa ra ...
Chuyên mụcChương 1: Tổng quan kinh tế vĩ mô
Một số khái niệm và mối quan hệ kinh tế vĩ mô cơ bản
Một số khái niệm và mối quan hệ kinh tế vĩ mô cơ bản
Một số khái niệm và mối quan hệ kinh tế vĩ mô cơ bảnTổng sản phẩm quốc dân và tăng trưởng kỉnh tếTổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng ...
Chuyên mụcChương 1: Tổng quan kinh tế vĩ mô
no img nhan thanh
Cung – Cầu Giáo trình kinh tế vĩ mô
Cung - Cầu Giáo trình kinh tế vĩ môBiểu cầu và đường cầuCầu là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng và sẩn sàng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời ...
Chuyên mụcChương 1: Tổng quan kinh tế vĩ mô
Sách và tư liệu
Đề thi học kì 1 THPT Quang Trung-Hà Nội tháng 12/2014
Đề thi học kì 1 THPT Quang Trung-Hà Nội tháng 12/2014
Mức độ đề trung bình, mức độ trung bình về tính trong sáng và kiến thức.
Tuyển tập câu hỏi lý thuyết_Sóng điện từ_ND 3_Đáp án
Tuyển tập câu hỏi lý thuyết_Sóng điện từ_ND 3_Đáp án
Để được giải đáp những vấn đề mình thắc mắc các bạn vào group: Học Vật lý cùng Nhân Thành ...
PHÒNG KIỂM DUYỆT Ở ĐÔNG DƯƠNG
No img
PHÒNG KIỂM DUYỆT Ở ĐÔNG DƯƠNGBáo L'Humanité, sô" ra ngày 13 tháng 9 có cho biết ồ Mađagátxca vẫn còn ...
Vật lý 12_Công thức căn bản cần cho thi thpt 2016_P2
Vật lý 12_Công thức căn bản cần cho thi thpt 2016_P2
Học tập cùng Nhân Thành: facebook-nhanthanhcs1@gmail.com