HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

I. QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA

1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn

Vấn đề

Tiến hóa nhỏ

Tiến hóa lớn

Nội dung

Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới

Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành.

Quy mô, thời gian

Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn

Quy mô rộng lớn, thời gian địa chất rất dài

Phương thức nghiên cứu

Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm

Thường chỉ được nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng.

 

2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể

– Là nguyên liệu cho quá trình CLTN. Các biến dị này được hình thành do: đột biến, biến dị tổ hợp, sự di nhập gen từ quần thể khác vào.

II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA

1. Đột biến

– Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp vì tần số đột biến gen của từng locut gen thường rất nhỏ (10-6 – 10-4), nhưng mỗi sinh vật có rất nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể, nên đột biến gen lại giữ vai trò chủ yếu tạo nên nguồn biến di di truyền (nguyên liệu sơ cấp) cho quá trình tiến hoá.

2. Di – nhập gen

– Các quần thể thường không cách li hoàn toàn với nhau, do đó giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể: hiện tượng này gọi là di nhập gen hay dòng gen. Di nhập gen làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc làm thay đổi tần số alen của quần thể Tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể bị thay đổi nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể lớn hay nhỏ.

 3. Chọn lọc tự nhiên

– Thực chất của CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

– CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình qua nhiều thế hệ dẫn đến chọn lọc kiểu gen (duy trì những kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi và đào thải những kiểu gen qui định kiểu hình không thích nghi với môi trường)

– CLTN là nhân tố qui định chiều hướng tiến hóa.

– CLTN làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:

 + Alen chịu sự tác động của CLTN là trội hay lặn.

 + Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội

 + Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm

 4. Các yếu tố ngẫu nhiên

– Sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai, dịch bệnh…) còn được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền

– Quần thể có kích thước càng nhỏ càng dễ bị tác động. Sự tác động do các yếu tố ngẫu nhiên có đặc điểm như sau:

  + Thay đổi tần số alen không theo 1 hước xác định.

  + Một alen dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ khỏi quần thể và alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.

– Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền

  5. Giao phối không ngẫu nhiên

– Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm tần số kiểu gen dị hợp à làm nghèo vốn gen của quần thể và giảm sự đa dạng di truyền.

– Các kiểu giao phối không ngẫu nhiên: tự thụ phấn, giao phối giữa các cá thể có cùng huyết thống và giao phối có chọn lựa (các nhóm cá thể có kiểu hình nhất định thích giao phối với nhau)

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
LOÀI
LOÀII. KHÁI NIỆM LOÀI SINH HỌC1.  Khái niệm:- Loài là 1 hay 1 nhóm các quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên, cho ra đời con có sức sống và ...
Chuyên mụcBằng chứng và cơ chế tiến hóa
no img nhan thanh
Bài 1, 2 trang 107 SGK Sinh 12
Bài 1. Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hoá? Trả ...
Chuyên mụcBằng chứng và cơ chế tiến hóa
no img nhan thanh
Bài 3, 4, 5 trang 117 SGK Sinh 12
Bài 3. Hiện tượng di - nhập gen ảnh hưởng như thế nào đến vốn gen và tần số alen của quần thể? Trả lời: - Di nhập gen có thể mang đến cho ...
Chuyên mụcBằng chứng và cơ chế tiến hóa
Bài 3, 4, 5 trang 112 SGK Sinh 12
Bài 3, 4, 5 trang 112 SGK Sinh 12
 (Nguồn từ internet)Bài 3. Nêu những khác biệt giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac.Trả lời:Học thuyết Đacuyn đã nêu được cơ chế tiến hóa chính hình thành nên các loài CLTN còn học thuyết Lamac mặc dù có ...
Chuyên mụcBằng chứng và cơ chế tiến hóa
no img nhan thanh
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHII. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI- Là những đặc điểm trên cơ thể sinh vật giúp chúng có khả năng sống sót tốt hơn.Ví dụ: sâu ăn lá cây thường có màu ...
Chuyên mụcBằng chứng và cơ chế tiến hóa
Sách và tư liệu
Vật lý 12_Đề thi thử số 11_mức độ tb_Có đa
Vật lý 12_Đề thi thử số 11_mức độ tb_Có đa
Lúc ta buồn, bạn đến bên ta. Lúc ta vui ta muốn chia sẻ cùng bạn. Cho nên khi bạn ...
Thương nhau chín bỏ làm mười
No img
Thương nhau chín bỏ làm mườiKẻ thù dữ tợn nhất về chánh trị của Disraeli là Gladstone. Cả hai đều ...
Chủ nghĩa đế quốc Pháp dám làm những gì?
No img
CHỦ NGHĨA ĐÊ QUỐC PHÁP DÁM LÀM NHỮNG GÌ?Những người Ấn Độ, vì chỉ phạm có mỗi một cái tội ...
UNIT 14 – RECREATION – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
UNIT 14 – RECREATION – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
 UNIT 14                                    RECREATIONII.            Fill in each blank with one suitable word from the box.recreation      leisure     spectacular     stock      market ...