Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa -Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học

  1. Khái niệm hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin phát hiện ra quy luật khách quan của quá trình biến chuyển cách mạng căn bản và khẳng định lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế – xã hội phát triển     từ      thấp  đến     cao             diễn ra như     “một   quá trình        lịch sử     – tự nhiên”.Thực tế lịch sử nhân loại đã có năm hình thái kinh tế – xã hội kế tiếp nhau.

Trên cơ sở khái niệm chung về hình thái kinh tế – xã hội, chúng ta có khái niệm cụ thể hơn về hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hoá ngày càng cao.

  1. Các điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa

Trên cơ sở khảo sát, phân tích rất tỉ mỉ hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa để từ đó có những căn cứ khoa học và thực tiễn cơ bản nhất, C.Mác đã dự báo khoa học về sự ra đời tất yếu của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chính V. I. Lênin đã đánh giá công lao dự báo khoa học của C.Mác về hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa “giống như một nhà tự nhiên học… đặt vấn đề tiến hoá của một giống sinh vật mới, một khi đã biết nguồn gốc của nó và định được rõ rệt hướng của những biến đổi của nó”

a) Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa từ các nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển cao

Thứ nhất là, những lực lượng sản xuất, đặc biệt là nền công nghiệp hiện đại, dựa trên các thành tựu khoa học – kỹ thuật đã phát triển cao của chủ nghĩa tư bản, càng  phát triển cao thì trình độ xã hội hoá cũng càng cao. Sự kiện đó tạo ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu.   Chủ  thể làm ra những     thành quả lực    lượng   sản  xuất  đó chủ yếu là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, trong khi đó chủ thể chiếm hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm của sản xuất lại chủ yếu là giai cấp tư sản thống trị xã hội.

Thứ hai là, trong chủ nghĩa tư bản có hai giai cấp cơ bản, tiêu biểu nhất, đối lập nhau về lợi ích cơ bản đó là giai cấp công nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hoá cao và giai cấp tư sản thống trị xã hội, đại biểu cho quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau ngày càng rõ rệt, sâu sắc và gay gắt. Các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân (gắn với nhân dân lao động    bị áp bức  bóc lột)  chống  giai cấp   tư  sản  áp bức  bóc lột phát triển từ trình độ thấp, quy mô nhỏ, tự phát tiến tới trình độ cao hơn, quy mô lớn hơn và tính tự giác ngày càng thể hiện rõ hơn. Đến độ chín muồi của sự phát triển, phong trào công nhân hình thành đảng chính trị của mình với hệ tư tưởng và tổ chức tiên phong để lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chủ nghĩa tư bản.

Thứ ba  là,  cùng với    những thành    tựu to    lớn  về nhiều    mặt   của  chủ nghĩa tư bản giai cấp tư sản, trong các thế kỷ phát triển của nó cũng đồng thời tạo ra bao nhiêu tai họa cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cho cả nhân loại cũng như môi trường thiên nhiên (chế độ áp bức bóc lột, bất công, phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, phân biệt chủng tộc, chiến tranh xâm lược giết hại hàng trăm triệu người, lối sống phản văn hoá, đạo đức suy đồi, tệ nạn xã hội phức tạp, tàn phá thiên nhiên, v.v.).

Với những điều kiện cơ bản có tính tổng quát và tất yếu nêu trên, giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa, dù có đạt được những thành quả của nó, cũng không thể là giai cấp, là chế độ xã hội “tuyệt đỉnh”, “vĩnh hằng”… như một số lý luận gia tư sản thường tuyên truyền. Thực tế cho thấy, trong xã hội tư bản chủ nghĩa hiện nay tất yếu nảy sinh những mâu thuẫn và những tai họa, cùng lắm thì giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản cố gắng cũng chỉ có thể “điều chỉnh”, “thích nghi” ở những hình thức và mức độ nhất     định trong một thời    gian  nhất  định để   tiếp  tục  tồn  tại,  phát  triển.

Song những mâu thuẫn và những tai họa cơ bản nêu trên không hề giảm đi. Đến khi xuất hiện những tình thế, thời cơ, tạo ra những điều kiện cần và đủ thì cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu sẽ xảy ra – cuộc cách mạng do giai cấp công nhân hiện đại và Đảng của nó lãnh đạo thành công. Khi đó bắt đầu của một   thời  đại  mới,   với   sự    xuất  hiện      hình thái kinh tế    – xã hội mới “lọt lòng” từ chủ nghĩa tư bản mà ra

b) Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa từ các nước tư bản chủ nghĩa trung bình và các nước chưa qua chủ nghĩa tư bản

Lịch sử nhân loại chứng minh rằng, đã có một số nước “bỏ qua” một vài hình thái kinh tế – xã hội tiến lên hình thái kinh tế – xã hội cao hơn. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, sự thật đó cũng nằm trong quy luật chung của lịch sử và trong thời đại hiện nay nó đang tiếp tục diễn ra. Sẽ có những nước tư bản chủ nghĩa ở trình độ phát triển trung bình và những nước chưa qua chủ nghĩa tư bản     cũng    có thể nổ        ra        cuộc  cách     mạng  xã      hội    chủ nghĩa thành công và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo V.I.Lênin, đó là loại “đặc biệt” và loại “đặc biệt của đặc biệt”.

Hình thức “đặc biệt” đã được thực tiễn lịch sử chứng minh ở Nga và tất cả các   nước xã          hội      chủ              nghĩa Đông Âu. Hình   thức     “đặc  biệt         của      đặc biệt” cũng đã được chứng minh ở Việt Nam (từ 1945 đến nay), Trung Quốc (từ 1949 đến nay), Cuba (từ 1959 đến nay), Triều Tiên, Lào, v.v.. Vì thế Đảng ta và Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng nghiên cứu về những điều kiện cơ bản để ra đời hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa theo hình thức ”đặc biệt của đặc biệt” – tức là từ những nước vốn là nông nghiệp lạc hậu  dưới sự     lãnh     đạo   của đảng cộng sản    đi  lên   chủ nghĩa xã hội.  Tất nhiên phải có những điều kiện cơ bản sau đây:

Một là, nhân loại đã chuyển sang “giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản” – tức chủ nghĩa đế quốc đi xâm lược, đô hộ, áp bức bóc lột và khai thác thuộc địa; chiến tranh đế quốc chia lại thị trường thế giới… gây rất nhiều tai   họa    cho hàng trăm    quốc      gia dân       tộc        bị     áp bức-    hầu  hết   là các nước nông nghiệp lạc hậu. Do đó xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản và gay gắt        của          thời     đại           mới:

1/ Mâu thuẫn  giữa giai cấp    tư sản                  và giai       cấp công nhân;

2/ Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc xâm lược với các quốc gia dân tộc bị xâm lược và đô hộ;

3/ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản – đế quốc với nhau;

4/ ở hàng trăm nước nông nghiệp vẫn còn mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân; tư sản và nông dân. Chính ở những nước nông nghiệp này (khi công nghiệp chưa phát triển, đội ngũ giai cấp công nhân và tư sản chưa hình thành đáng kể) lại nổi lên mâu thuẫn chủ yếu là: giữa một bên là tư bản – đế quốc xâm lược gắn với bè lũ tay sai phong kiến, tư sản phản động với một bên là cả dân tộc gồm nông dân, công nhân (nếu có), trí      thức,   tiểu  thương,    tiểu     chủ,     dân nghèo, phú nông,      địa            chủ   yêu nước, tư sản dân tộc… bị áp bức, bị nô lệ, mất độc lập tự do.

Hai là, có tác động toàn cầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của hệ tư tưởng giai cấp công nhân (chủ nghĩa Mác-Lênin), đặc biệt là những luận điểm về chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc bị áp bức… làm thức tỉnh nhiều dân tộc, dấy lên phong trào yêu nước, giành độc lập dân tộc. Từ đó tất yếu hình thành các đảng chính trị lấy chủ

nghĩa Mác- Lênin làm hệ tư tưởng để lãnh đạo các dân tộc giành lại quyền độc lập, tự do và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh, với tư cách ủy viên quốc tế cộng sản, lãnh tụ của dân tộc Việt Nam đã có rất nhiều cống hiến về lý luận và thực tiễn trong vấn đề này, chẳng những có ý nghĩa đối với Việt Nam, mà còn đối với hàng trăm nước bị nô lệ, phụ thuộc chủ nghĩa đế quốc. Trong những cống hiến đó, có vấn đề khái quát về các nhân tố hình thành đảng Mác-Lênin ở các nước nông nghiệp, thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Theo Người, Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đó là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo những luận điểm rất cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh các dân tộc thuộc địa ở nhiều nước nông nghiệp. Từ đó Hồ Chí Minh hình thành tư tưởng nổi tiếng thế giới, mang tính quy luật là: “muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”; “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”; “Không có gì quí hơn độc lập, tự do”, v.v..

Tính quy luật đặc thù về “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội” (ở những nước nông nghiệp, chưa qua chủ nghĩa tư bản) cũng nằm trong quy luật chung là “quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới”, bắt đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) – tức là trong thời đại ngày nay, thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Qua nghiên cứu khoa học và kiểm nghiệm thực tiễn, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin cũng phê phán hai xu hướng:

một là, cứ để cho các nước trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển đầy đủ rồi “tự nó” sẽ chuyển hoá thành chủ nghĩa cộng sản, không cần đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội (đó là tư tưởng  cơ hội, hữu     khuynh);

hai    là,  bằng     ý muốn   chủ  quan,  giản đơn, duy ý chí, muốn có ngay cách mạng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, bất chấp những quy luật và điều kiện khách quan, chủ quan… (đó là biểu hiện “tả” khuynh, nhưng thực chất lại kéo lùi lịch sử lại vì làm tổn hại cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, làm xuất hiện thêm khó khăn, thậm chí thất bại đau đớn, dù là tạm thời).

3. Phân kỳ hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã có những luận điểm khoa học về phân kỳ các giai đoạn phát triển trong quá trình hình thành và hoàn thiện hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Có thể nêu khái quát các luận điểm cơ bản đó như sau:

a) Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và có quá trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Đó là:

  • “Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản ” (hay “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản”). Sau này Lênin và các đảng cộng sản gọi giai đoạn này là “chủ nghĩa xã hội” (hay “xã hội xã hội chủ nghĩa”).”Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản”. Sau này Lênin và các đảng cộng          sản gọi giai đoạn này là “chủ nghĩa  cộng  sản” (hay xã   hội  cộng sản chủ nghĩa).
  • “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia… một thời kỳ quá độ chính trị…, chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”, và C. Mác gọi thời kỳ quá độ này bằng hình tượng: “những cơn đau đẻ kéo dài” để cho chủ nghĩa xã hội lọt lòng từ xã hội cũ mà ra…

b) I. Lênin cũng nêu lại cách diễn đạt hình tượng về quá trình ra đời của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa mà C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu, đó là:

  1. Những cơn đau đẻ kéo dài (tức là thời kỳ quá độ).
  2. Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
  3. Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa[1] .

V.I. Lênin còn cụ thể hoá và phát triển thêm quan điểm phân kỳ hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ông gọi “giai đoạn thấp” là xã hội xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xã hội); “giai đoạn cao” là xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản); đặc biệt là phát triển lý luận về “thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

V.I. Lênin đã có quan điểm khoa học xuất phát từ thực tiễn lịch sử về các kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là kiểu quá độ đặc biệt của các nước đã qua chủ nghĩa tư bản ở mức trung bình. V.I. Lênin còn có nhiều quan điểm cụ thể về “quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” của nhiều nước vốn từ nước nông nghiệp lạc hậu – các nước “tiền tư bản”… lên chủ nghĩa xã hội. Đó là kiểu quá độ “đặc biệt của đặc biệt” (tất nhiên là phải trải qua rất nhiều khó khăn, phức tạp, lâu dài, chủ yếu vì chưa qua “trường học dân chủ tư sản” và chưa có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại). Nhưng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới thì hàng trăm nước đó vẫn có thể thực hiện kiểu quá độ “đặc biệt của đặc biệt” đó.

Những nước thuộc các kiểu “quá độ bỏ qua”, đương nhiên phải có đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, có đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa; tận dụng được những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của chủ nghĩa tư bản và của cả nhân loại để quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo V.I. Lênin, ở những nước này cần chú trọng khắc phục những biểu hiện của tính tiểu tư sản, tiểu nông trong đảng cộng sản, trong quần chúng; chống lại mọi kẻ thù phá hoại… để từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; phải trải qua và sử dụng rất nhiều “những bước quá độ nhỏ”, “những hình thức trung gian quá độ”, đan xen

giữa “các thành phần”, “các mảnh”… của cả chủ nghĩa tư bản lẫn của chủ nghĩa xã hội, v.v.. Do đó, ở các nước “quá độ bỏ qua” dù là “quá độ rút ngắn” thì cũng không thể chủ quan nóng vội, “đốt cháy giai đoạn”… mà phải vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan, những tiền đề và điều kiện cụ thể… để giành thắng lợi từng bước, trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.

Tóm lại, theo C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, dù có sự phân kỳ như vậy, nhưng hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa đã bắt đầu từ thời kỳ quá độ cho đến khi xây dựng xong giai đoạn cao của xã hội cộng sản. Và, dù là quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản đã phát triển hay các kiểu quá độ gián tiếp (quá độ bỏ qua) cũng đều nằm trong quy luật và xu hướng tất yếu của lịch sử nhân loại trong thời đại ngày nay

 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Sách và tư liệu
Nghìn lẻ một đêm – Chương 19
No img
Tâu bệ hạ - ScheherazaDe nói: - Sáng hôm sau, hoàng tử Camaralzaman thức dậy, ...
Đề và đáp án kiểm tra định kỳ tháng 10 – Trường THCS&THPT Phạm Văn Đồng
No img
Trường THCS&THPT Phạm Văn Đồng kiểm tra định kỳ hàng tháng có đáp án chi tiết. Với mục đích thường ...
Đề thi Môn Hóa THPT 2015 – Bộ Giáo dục & Đào tạo
Đề thi Môn Hóa THPT 2015 – Bộ Giáo dục & Đào tạo
Cần giải đáp các em hãy tham gia nhóm: Học Hóa cùng Nhân Thành - nhanthanhcs1@gmail.com 
Hạt nhân lượng tử_Tuyển tập đề thi ĐH – CĐ các năm_ Đáp án
Hạt nhân lượng tử_Tuyển tập đề thi ĐH – CĐ các năm_ Đáp án
Tổng hợp các câu hỏi và đáp án chương Hạt nhân nguyên tử trong đề thi Đại học – Cao đẳng ...