Quan điểm duy vật biện chứng về bản chất của ý thức

 Hãy trình bày khái quát quan điểm duy vật biện chứng về bản chất của ý thức? Theo quan điểm đó, ý thức có “tự vận động” không?

Nhận định khái quát về bản chất của ý thức

Theo quan điểm duy vật biện chứng: ý thức là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” (V.I. Lênin); là “cái vật chất được di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến đi ở trong đó” (C. Mác).

 Các tính chất đặc trưng thể hiện bản chất của ý thức

+ Tính phụ thuộc của ý thức vào vật chất.

Ý thức là hiện tượng có thực trong đời sống con người và xã hội loài người nhưng nó không phải là cái vốn có sẵn trong giới tự nhiên hay cái vốn có sẵn ở mỗi con người. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó đều có nguồn gốc từ hiện thực khách quan, thông qua các điều kiện vật chất nhất định; là sự phản ánh của bộ óc con người về hiện thực khách quan; bộ óc của con người chính là khí quan vật chất tự nhiên của ý thức.

+ Tính phi cảm giác.

Ý thức thuộc về đời sống tinh thần của con người. Sự tồn tại của nó mang tính chất phi cảm giác. Tính chất đặc biệt này là một đặc trưng phân biệt sự phản ánh ý thức với sự phản ánh thông tin vật chất (lý, hoá,…). Do mang đặc tính “tinh thần” như vậy nên trong đời sống hiện thực ý thức không tự tồn tại mà trái lại, sự tồn tại của nó bao giờ cũng phải được vật chất hoá dưới các hình thức ngôn ngữ nhất định.

Các hình thức ngôn ngữ đó đóng vai trò là “cái vỏ vật chất” của ý thức. Nhờ được lưu giữ dưới các hình thức vật chất là ngôn ngữ đó mà ý thức có thể được truyền bá từ người này sang người khác, thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quan hệ giao tiếp xã hội; nó được tích luỹ và không ngừng được kế thừa, phát triển…

+ Tính sáng tạo.

Ý thức là sự phản ánh của bộ óc con người đối với hiện thực khách quan nhưng đó không phải là sự phản ánh giản đơn mà là sự phản ánh có tính chất năng động sáng tạo. Tính chất năng động sáng tạo đó được thể hiện ở chỗ: ý thức có khả năng phản ánh được bản chất, quy luật khách quan, trên cơ sở đó có khả năng sáng tạo ra các mô hình tư tưởng (trong khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,…) làm tiền đề cho những hoạt động sáng tạo trong thực tiễn theo mục tiêu cải biến hiện thực khách quan.

+ Tính xã hội.

Ý thức được sản sinh ra từ sự hoạt động của bộ óc con người nhưng nó không phải là sản phẩm thuần tuý mang tính chất hoạt động riêng lẻ của mỗi cá nhân riêng biệt; trái lại, nó có tính xã hội. Tính xã hội của ý thức được thể hiện từ nguồn gốc hình thành đến phương thức tồn tại, phát triển của nó.

Ý thức có “tự vận động” không?

Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức không ngừng vận động và phát triển (dù đó là đời sống ý thức của mỗi cá nhân hay ý thức của cộng đồng xã hội) nhưng xuất phát từ tính chất đặc trưng phụ thuộc của ý thức vào vật chất, có thể nói: sự vận động của ý thức, dù có tính độc lập tương đối thì suy đến cùng nó vẫn không thể “tự thân vận động” được. Sự vận động, phát triển của ý thức, suy đến cùng đều phụ thuộc vào vật chất: sự biến đổi của thực tại khách quan.

 

Để lại một bình luận

1 Bình luận on "Quan điểm duy vật biện chứng về bản chất của ý thức"

avatar
Sắp xếp:   mới nhất | cũ nhất | bình chọn nhiều nhất
h thuy
Khách

ý thức tự vận động mà

wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Triết học là gì?
 Triết học là gì? vấn đề cơ bản lớn của triết học là vấn đề nào? Vị trí của vấn đề đó đối với sự phân định các trường phái triết học chính trong lịch sử?-    Triết học là hệ ...
Chuyên mụcThế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin
no img nhan thanh
Bản chất là gì? Hiện tượng là gì?
 Bản chất là gì? Hiện tượng là gì? Chúng có mối quan hê biện chứng nào? Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó. Cho ví dụ minh hoạ.-      Khái niệm bản chất và hiện tượng ...
Chuyên mụcThế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin
no img nhan thanh
Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó? Cho một sô ví dụ minh hoạ
 Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó? Cho một sô ví dụ minh hoạ-      Khái niệm ...
Chuyên mụcThế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin
no img nhan thanh
Tất nhiên và ngẫu nhiên có mối quan hệ biện chứng nào?
 Tất nhiên và ngẫu nhiên có mối quan hệ biện chứng nào? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì từ việc hiểu biết mối quan hệ biện chứng đó? Cho ví dụ.-     Khái niệm tất nhiên và ...
Chuyên mụcThế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin
no img nhan thanh
Quy luật chuyển hóa, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định
 Mọi quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều tuân theo những quy luật cơ bản nào? Vị trí của mỗi quy luật đó đối với quá trình vận động, phát triển? Cho ...
Chuyên mụcThế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin
Sách và tư liệu
ND 1_ Thông số dao động_Chương 1_Vật lý 12
ND 1_ Thông số dao động_Chương 1_Vật lý 12
Để được giải đáp những vấn đề mình thắc mắc mời các bạn vào group: Học Vật lý cùng Nhân Thành ...
Vật lý 12_Tổng ôn lý thuyết chương hạt nhân_có đa
Vật lý 12_Tổng ôn lý thuyết chương hạt nhân_có đa
Kết bạn cùng facebook: nhanthanhcs1@gmail.com để cùng chia sẻ
Vật lý 12_Sóng ánh sáng_Tập hợp câu hỏi lý thuyết đề thi đại học_có đa
Vật lý 12_Sóng ánh sáng_Tập hợp câu hỏi lý thuyết đề thi đại học_có đa
Chúc các em thành công, các em luôn là niềm tự hào của thầy cô.
CHƯƠNG 7: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ TUYỂN TẬP CÂU HỎI LÝ THUYẾT  
No img
  CHƯƠNG 7: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ TUYỂN TẬP CÂU HỎI LÝ THUYẾT Câu 1(CĐ 2007): Phóng xạ ...