Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
HÀNH HÌNH KIỂU LINSƠ MỘT PHƯƠNG DIỆN ÍT NGƯỜI BIÊT CUA NỂN VĂN MINH MỸ
Ai cũng biết giống người da đen là giống người bị áp bức và bóc lột nặng nề nhất trong loài người. Ai cũng biết sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản và việc tìm ra Tân thế giới đã mang lại hậu quả trực tiếp là làm sống lại chế độ nô lệ, một chế độ, trải qua nhiều thế kỷ, đã là một tai hoạ thật sự đốỉ với người da đen và là một bất
hạnh đẫm máu đối với nhân loại. Điều mà mọi người có lẽ không biết là người da đen châu Mỹ, tiếng rằng đã được giải phóng 65 năm nay rồi, nhưng vẫn còn phải chịu đựng nhiều nỗi thống khổ ghê gốm về tinh thần và vật chất, mà tàn ác nhất và ghê tồm nhất là tục hành hình kiểu Linsơ.
Linsagiơ là do từ Linsơ mà ra. Linsơ là tên một chủ đồn điền ở bang Viếcgini vừa là địa chủ, vừa là quan toà. Lợi dụng tình hình rối ren trong cuộc chiến tranh giành độc lập, hắn thâu tóm toàn bộ quyền hành trong quận. Những người thuộc phái bảo hoàng và những người thuộc phái bảo thủ bị hắn trừng phạt rất dã man, không cần xét xử, không cần án từ gì cả. Nhờ bọn chủ nô, nhờ đảng Ku Klux Klan và những tổ chức bí mật khác, nên tục hành hình kiểu Linsơ, một tục không hợp pháp và man rợ trở thành phổ biến và kéo dài mãi ở các bang trong Liên bang Mỹ. Sau khi người da đen được giải phóng, tục đó càng trở nên vô nhân đạo, và đặc biệt chĩa vào người da đen.
CÁC BẠN HÃY TƯỞNG TƯỢNG…
Các bạn hãy tưởng tượng một đám đông cuồng loạn. Quả đấm nắm chặt, mắt đỏ ngầu, miệng sùi bọt, la ó, chửi bối, nguyền rủa…, đám đông ấy đang bị lôi cuốn bởi cái thú cuồng loạn được phạm tội ác mà không phải lo sợ gì cả. Họ vũ trang bằng gậy gộc, đuốc, súng lục, thừng, dao, kéo, nước lưu toan, dùi. Tóm lại là bất cứ vật gì có thể dùng để giết hoặc làm bị thương được.
Các bạn hãy tưởng tượng giũa đám đông ấy, là một đống thịt đen bị xô đẩy, đánh đập, giày xéo, rạch da, róc thịt, chửi rủa, bị đá đi đá lại, đẫm máu, bất động.
Cái đám đông ấy, chính là những kẻ tham gia hành hình. Cái xác người rách nát kia, đó là người da đen, là nạn nhân.
Trong cơn sóng hằn thù và thú tính, những kẻ tham gia hành hình lôi người da đen đến một khu rừng hay một quảng trường công cộng nào đó. Họ trói người đó vào cây, tưối dầu lửa vào người đó, lấy những chất dễ cháy phủ lên người đó. Trước khi châm lửa, họ bẻ dần từng chiếc răng một của người đó. Rồi móc mắt người đó. Từng nhúm tóc xoăn bị rứt khỏi đầu, mang theo từng mảng da, đê lộ ra một sọ người đẫm máu. Nhiều miếng thịt nhỏ rời khỏi cái thân hình đã tím bầm vì bị đánh đập.
Người da đen không kêu được nữa: lưỡi đã sưng phồng lên vì một thanh sắt nung đỏ gí vào. Toàn thân người ấy quằn quại như một con rắn bị đánh, dồ sống, dồ chết. Một nhát dao, thê là rụng một tai. Ái chà! Nó mối đen làm sao! Nó mối đáng tồm làm sao! Thê là bọn đàn bà rạch nát mặt người đó ra…
Có kẻ hét: “Châm lửa lên đi!”. Một kẻ khác góp thêm: “Đốt vừa đủ đê thui nó từ từ thôi”.
Người da đen bị nưống chín, thui vàng, cháy thành than. Nhưng người đó phải chết hai lần mối đáng đòi. Cho nên họ liền treo người đó lên, nói cho đúng là treo cái xác không còn là một cái xác nữa lên. Và bây giờ, tất cả những người không được tham dự
cảnh thiêu sông ấy, vỗ tay. Hoan hô!
Khi ai nấy đã xem chán rồi, họ hạ cái xác xuống. Cái dây treo được chặt ra từng đoạn, bán mỗi đoạn 3 hay 5 đôla. Bọn đàn bà tranh nhau mua làm vật kỷ niệm và đê lấy khưốc.
Thế là “Công lý nhân dân” – như ồ đó, người ta vẫn gọi – đã được thực hiện. Đám đông dịu đi, khen ngợi những kẻ “hành sự” rồi tản dần đi, vui vẻ như vừa dự xong một bữa tiệc, và hẹn gặp nhau một bận khác.
Trong khi đó thì trên mặt đất nhày nhụa mõ và khói, một đầu lâu đen, nát bét, bị thui cháy, không ra hình thù gì nữa, nhăn nhó một cách đáng sợ và hình như muốn hỏi vầng dương đang lặn rằng: “Đó là văn minh ư?”.
MỘT CHÚT THỐNG KÊ
Từ 1889 đến 1919, đã có 2.600 người da đen bị hành hình kiểu Linsơ, trong đó có 51 phụ nũ và thiếu nữ, với 10 cựu binh trong đại chiến.
Trong số 78 người da đen bị hành hình kiểu Linsơ năm 1919, có 11 người bị thiêu sống, 3 người bị thiêu sau khi đã bị giết, 31 người bị bắn chết, 3 người bị hành hạ cho đến chết, 1 người bị chặt ra làm nhiều mảnh, 1 người bị dìm chết dưới nước, 11 người bị giết bằng nhiều cách khác.
Đứng đầu là bang Gioócgia với 22 nạn nhân, thứ đến bang Mítxixipi với con số 12. Trong cả bang thứ nhất và bang thứ hai đều có 3 binh sĩ trong số bị hành hình. Trong số 11 người bị thiêu sông, thì ở bang Gioócgia có 4 người và 2 người ở bang Mítxixipi. Trong 34 vụ hành hình có tính toán trước và có tổ chức hắn hoi, thì bang Gioócgia cũng lại đứng đầu với 5 vụ. Thứ hai đến bang Mítxixipi với 3 vụ.
Căn cứ theo những tội trạng buộc cho những nạn nhân năm 1919, thì:
một người có chân trong Liên đoàn những người không đảng phái (những chủ trại độc lập);
một người đã truyền bá những sách báo cách mạng;
một người đã dám quá tự do lên tiếng công kích những vụ hành hình kiêu Linsơ;
một người đã bình luận về những vụ xô xát giữa một người da trắng và da đen ồ Sicagô;
một người mà người ta biết là lãnh tụ của phong trào đấu tranh cho lợi ích của người da đen;
một người vì không kịp tránh sang bên đường nên đã làm cho một đứa bé da trắng ngồi trong ôtô hoảng sợ.
Năm 1920, có 50 vụ hành hình kiểu Linsơ và năm 1923, có 28
vụ.
Những tội ác đó bao giờ cũng là do ghen ghét về kinh tê mà ra, hoặc do thấy những người da đen ở địa phương làm ăn khấm khá hơn người da trắng, hoặc do thấy công nhân da đen không chịu bị bóc lột đến xương tuỷ. Trong tất cả các vụ đó, những thủ phạm chính không bao giờ bị làm rầy rà, chỉ đơn giản là vì họ luôn luôn được bọn chính khách, bọn tài chính, bọn cầm quyền và nhất là báo chí phản động kích thích, khuyến khích, xúi bẩy, rồi lại bao che.
Mỗi khi sắp xảy ra hay đã xảy ra một vụ hành hình kiêu Linsơ thê là báo chí chốp ngay lấy, coi là dịp may hiếm có đê tăng số báo phát hành. Báo chí tường thuật sự việc với dụng tâm đưa ra rất nhiều chi tiết.
Không một lời trách móc hưống vào bọn giết người. Không một lời thương xót đôi với những nạn nhân. Không một lời bình luận.
Báo New Orleans States ngày 26 tháng 6 năm 1919 đăng nổi bật tin sau đây bằng cỡ chữ 25 phân suốt chiều ngang trang nhất: Hôm nay, một tên da đen sẽ bị 3.000 công dân thiêu chết. Và ngay dưới đó là một tin in bằng chữ nhỏ xíu: Được một đạo vệ binh lớn bảo vệ, Hoàng đế nước Đức đã cùng với Đông cung thái tử chạy trốn.
Báo Jackson Daily News ra cùng ngày đó, in trên hai cột đầu trang nhất và bằng cổ chũ lớn:
Tên da đen J.M.
sẽ bị dân chúng ở Enlisvinlơ thiêu chết, vào năm giờ chiều nay
Tò báo chỉ quên thêm “khẩn khoản mòi toàn thê dân chúng đến dự”, nhưng tinh thần là như vậy.
VÀI CHI TIẾT
“Hồi 7 giờ 40 phút tôi. nay, J.M. đã bị hành hạ bằng một thanh sắt nung đỏ, sau đó bị đem thiêu… Một đám đông khoảng 2.000 ngư’,.– có nhiều đàn bà và trẻ em đã tham dự vụ thiêu… Sau khi người da đen bị trói trước pháp trường, người ta liền đốt một đống lửa. Cách đó một quãng, một đông lửa khác cũng được đốt lên đê nung một thanh sắt. Khi thanh sắt đã đỏ rực, một người cầm lấy và gí vào người da đen. Người này hoảng lên, vội nắm lấy thanh sắt. Thê là không khí sặc sụa mùi thịt cháy khét… Thanh sắt đỏ được gí vào nhiều nơi trên mình ngưồi da đen, tiếng kêu la và rên rỉ của người đó dội vào tận trong thành phố. Hành tội một hồi lâu, những người đeo mặt nạ tưối xăng vào người da đen và đốt đống củi lên. Ngọn lửa bốc cao và liếm quanh ngưồi da đen đang van xin người ta làm phúc cho nó một phát đạn. Những lời năn nỉ của nó làm cho người ta lớn tiếng chê nhạo” – Báo Chatanocca Times, ngày 13 – 2 – 1918.
“Mười lăm ngàn người vừa đàn ông, đàn bà và trẻ con hò reo như sấm khi người ta giội gadô) lên người tên da đen và châm lửa. Họ đấm đá nhau, la hét, và xô đẩy nhau đế được đứng gần tên da đen hơn. Hai người trong bọn họ cắt tai tên da đen trong khi ngọn lửa bắt đầu thui nó. [1]
Một người khác định cắt gót tên da đen… Đám đông nhấp nhô và di chuyển để ai nấy đều được nhìn thấy tên da đen bị đốt cháy. Khi thịt bị cháy hết, còn trơ xương ra và khi cái thân hình trước kia chỉ còn là một cái xác rách nát bốc khói, không ra hình thù gì nữa, chập chòn trong ngọn lửa, mọi người cũng vẫn còn mê mải đứng xem…” – Báo Mymphis Press, ngày 22-5-1917.
“… đàn ông thuộc đủ mọi hạng, đàn bà, trẻ con đều kéo đến xem. Nhiều bà trong giới thượng lưu đi theo đám đông từ cửa nhà tù đến đấy, những bà khác cũng từ các ngả gần đấy kéo đến… Khi xác tên da đen rơi xuống, người ta hăng hái tranh nhau những mẩu dây thừng” – Báo Vicksburg Evening Post, ngày 4-5-1919.
“… một người cắt tai nó, một người khác xẻo bộ phận sinh dục của nó… Nó tìm cách bám lấy dây thừng, người ta liền chặt phăng các ngón tay đi. Trong khi người ta treo nó lên cây, một gã to như hộ pháp lấy dao chém vào cổ nó: ít nhất nó cũng bị tối 25 vết thương… Nó bị kéo lên rồi hạ xuống đám lửa hồng, rồi lại bị kéo lên và hạ xuống, cứ thế mãi… Cuối cùng, một người ném dây thờng lọng tròng vào người nó, đầu kia thì buộc vào một con ngựa để lôi cái xác chạy khắp các phô Oacô. Cái cây treo xác tên da đen lại ồ ngay dưới cửa sổ nhà viên thị trưởng. Ông này thản nhiên nhìn đám đông hành hình. Trên suốt chặng đường, tất cả mọi người đều tham gia băm vằm tên da đen. Nhiều người đập nó bằng xẻng, cuốc, gạch, gậy gộc. Khắp mình nó, từ đầu đến chân, chỗ nào cũng đầy thương tích. Hàng nghìn người cùng reo vui vang dội, khi ngọn lửa được châm lên… Một lúc sau, cái xác được kéo lên cao, đê ai nấy đều có thê ngắm nhìn được, nên người ta vỗ tay như sấm dậy…” – Báo Crisis, tháng 7-1916.
NHỮNG NGƯỜI DA TRANG LÀ NẠN NHÂN CỦA HÀNH HÌNH KIỂU LINSƠ
Chang cứ gì người da đen mà cả những người da trắng nào dám bênh vực người da đen cũng bị đối xử tàn nhẫn, như bà Hariét
Bichơ Stao, tác giả cuốn “Cái lều của chú Tôm” chắng hạn. Eligiát Lôvagiôi bị giết. Giôn Brao bị treo cổ, Tômát Bítsơ và Xtêphen Phôxtơ bị ngược đãi, bị đánh đập và bị bỏ tù. Trong nhà tù, Phôxtơ đã viết như sau: “Khi tôi nhìn tay chân tôi bị đánh nát nhừ, tôi nghĩ rằng, đề giam giữ tôi, nhà tù sẽ chang còn cần thiết bao lâu nũa… 15 tháng vừa qua, nhà tù đã 4 lần mồ cửa xàlim đón tôi, đồng bào tôi đã 24 lần lôi tôi ra khỏi nhà thờ của họ, họ đã hai lần ném tôi từ tầng gác thứ hai xuống, một lần đánh tôi đến sụn lưng, một lần khác họ định cùm kẹp tôi, hai lần họ phạt tiền tôi. Có lần, 1 vạn người định đưa tôi ra hành hình kiêu Linsơ, và tôi đã bị đánh bị thương 20 chỗ, ở đầu, cánh tay, cổ…”.
Trong 30 năm, đã có 708 người da trắng, trong đó có 11 phụ nữ, bị hành hình kiểu Linsơ, người thì vì đã tổ chức bãi công, người thì vì đã đồng tình với cuộc đấu tranh của người da đen.
Hành hình kiểu Linsơ thật đáng chiếm một vị trí vinh dự trong bộ sưu tập toàn bộ những tội ác của nền “văn minh” Mỹ.
NGUYỄN ÁI QUỐC
Tập san Inprekorr, tiếng Pháp, số’ 59, năm 1924.
[1] Inprekorr, bản tiếng Đức, số’ 114, ngày 29-8-1924, tr. 1484, viết: “200 ngưòi”.
2) Gazoline. X’ng nhN, cÊt tõ dÇu hoV
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!