Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
ĐOÀN KẾT GIAI CẤP
Đầu năm 1921, một cuộc bãi công lớn của công nhân hàng hải đăng hạ.[1]‘ nổ ra ở Braxin. Một chiếc tàu vừa cặp bến Riô Đê Hanâyrô. Thuỷ thủ trên tàu chưa biết rằng bạn của mình ồ đây đang đấu tranh chống bọn chủ. Một người da đen tham gia đình công, Hôxê Lêanđrô Đa Xinva, muốn lên tàu báo tin cho các thuỷ thủ biết. Trên bến, Hôxê gặp một tên cảnh sát ngăn anh lại.
- Tôi có quyền lên tàu gặp các bạn tôi, chứ sao không, Hôxê nói với tay đại diện trật tự chính quyền.
- Không nói năng lằng nhằng! Xéo! Tên này cự lại.
Hôxê cố nài.
Tên cảnh sát chẳng thèm trả lời nữa, rút súng lục ra bắn. Hôxê nhanh nhẹn tránh kịp, và, lẹ như chốp, anh túm lấy thằng đội, quẳng nó xuống nước.
Có đến năm chục tên cảnh sát có vũ khí đố xô đến đánh Hôxê. Anh chống cự lại. sẵn con dao đi biến, anh đâm chết mấy tên và làm bị thương nhiều tên khác. Cuốĩ cùng anh không chịu nổi sô đông, ngã xuống, coi như chết, với 18 viên đạn trong mình.
Tuy vậy anh vẫn còn đủ sức đê lẩm nhẩm bài Quốc tế ca khi được khiêng đến nhà thương. Rồi sau chúng lôi anh ra toà. Anh bị kết án 30 năm khổ sai.
Vừa được tin xử, anh em công nhân cách mạng lập ngay một uỷ ban bảo vệ. Một mặt, họ mưốn nhiều trạng sư cãi cho bạn; mặt khác, họ tổ chức những cuộc biểu tình phản đôi trong cả nước. Một chiến dịch vận động đấu tranh ủng hộ Hôxê được tiến hành mạnh mẽ suốt ba năm. Dư luận quần chúng công phẫn đến mức nhà chức trách phải mang vụ án ra xét lại.
Ngày mồng 8 tháng 2, Hôxê ra toà xử lại án. Một vạn rưồi công nhân dự phiên toà kéo dài suốt đêm. Bọn chủ không chịu nhả mồi ra, và biện lý phải mất 5 tiếng đồng hồ mối đọc xong bản cáo trạng dài.
Đồng chí Paolô Đê Laxécda và các bạn đồng nghiệp đã hùng biện bác bỏ một cách thắng lợi mọi lý lẽ của biện lý.
Phiên toà đến 4 giờ rươi sáng mối kết thúc.
Toà xử trắng án.
Bản tuyên án được hoan nghênh bằng những tiếng vỗ tay vang như sấm. Và Hôxê, anh chiến sĩ bãi công da đen ngả mình trong cánh tay các đồng chí và các người bảo vệ anh, những đại biếu của công nhân da trắng.
Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đòi này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mốì tình hũu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản.
NGUYỄN ÁI QUỐC
Tài liệu đánh máy, tiếng Pháp, bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
[1] Do yêu cầu của sự kiểm soát quốc gia và quốc tế, người đi biến phải theo luật hàng hải quốc tế, được đăng ký vào một danh bạ Nhà nưổc. Có đăng bạ mổi là công nhân hàng hải chính thức.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!