Điều kiện ra đời, tồn tại, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

Điều kiện ra đời, tồn tại, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C. Mác bắt đầu từ hàng hoá. Bởi vì, một mặt, sản xuất tư bản chủ nghĩa, trước hết là sản xuất hàng hoá đã phát triển cao, trong đó hàng hoá là “tế bào kinh tế của xã hội tư sản”. Muốn nghiên cứu “một cơ thể đã phát triển” thì phải bắt đầu từ “tế bào của cơ thể đó”. Mặt khác, “Sản xuất hàng hoá và một nền lưu thông hàng hoá phát triển, thương mại, đó là những tiền đề lịch sử của sự xuất hiện của tư bản”. Vì vậy, để hiểu được tư bản cũng như phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phải bắt đầu từ hàng hoá và lịch sử vận động của nó. Đây cũng là phương pháp nghiên cứu khoa học, vừa mang tính lôgic, vừa mang tính lịch sử.

  1. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại dựa trên hai điều kiện:

Thứ nhất: Phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.

Do sự phân công lao động xã hội nên việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu. Khi có phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do

đó, họ cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao đổi với nhau. Phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất đồng thời làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm.

Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.

Thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất: những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá.

Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất quy định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ.

Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người         sản   xuất lại  chia rẽ họ,        làm cho họ       độc      lập     với  nhau.      Đây là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau.

Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa.

2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

a) Đặc trưng của sản xuất hàng hóa 

Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán.

Trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến… Ngược lại, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.

Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội.

Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội,      đáp      ứng   nhu  cầu  của   người      khác trong xã     hội. Nhưng   với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa.

b) Ưu thế của sản xuất hàng hóa 

So  với  sản  xuất  tự  cung,  tự  cấp,  sản  xuất  hàng  hóa  có  những  ưu  thế  hơn hẳn: 

Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội,  chuyên  môn  hóa  sản  xuất.  Do  đó,  nó  khai  thác  được  những  lợi  thế  về  tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại có tác động trở  lại,  thúc  đẩy  sự  phát  triển  của  phân  công  lao  động  xã  hội,  làm  cho  chuyên môn  hóa  lao  động  ngày  càng  tăng,  mối  liên  hệ  giữa  các  ngành,  các  vùng  ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, nó phá vỡ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ,  lạc  hậu  của  mỗi  ngành,  mỗi  địa  phương  làm  cho  năng  suất  lao động xã hội tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó còn khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau. 

Thứ hai: Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất… thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh… buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.

Thứ tư: Trong      nền  sản  xuất hàng hóa,     sự  phát  triển   của  sản xuất,    sự  mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước… không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái của nó như phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái, xã hội, v.v..

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Sách và tư liệu
Sóng ánh sáng_Tuyển tập đề thi ĐH – CĐ các năm_ Đáp án
Sóng ánh sáng_Tuyển tập đề thi ĐH – CĐ các năm_ Đáp án
Tổng hợp các câu hỏi và đáp án chương Sóng ánh sáng trong đề thi Đại học – Cao đẳng ...
Đề thi thử môn toán – THPT Chuyên Biên Hòa
No img
Nội dung kiến thức Hàm số Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc 3 Khảo sát và vẽ đồ thị ...
Đề thi thử môn Toán – THPT Quỳnh Lưu
No img
Nội dung kiến thức Hàm số Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc 3 Khảo sát và vẽ đồ thị ...
ĐỒNG TÂM NHẤT TRÍ – HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP – TẬP 1
No img
ĐỒNG TÂM NHẤT TRÍĐi chợ nào đấy, anh Hai?Đi chợ Đông. Thế còn anh, anh Ba?Tôi cũng vậy. Thê có ...
Sự tích khăn tang
No img
Nhà giàu nhưng lại không con trai, nên bao nhiêu tình thương họ đều dồn ...