Đạo Jaina

 Đạo Jaina

Là một thứ tôn giáo (Jainisme) được xác lập gần như cùng thời với Phật giáo. Người sáng lập là Mahàvìra (Đại anh hùng), còn có hiệu là Jina (Chiến thắng). Tên Jaina là tên hiệu đó. Trong khi Phật giáo suy tàn trên đất Ấn thì đạo Jaina vẫn tồn tại.

Đạo Jaina chia làm hai phái, phái ‘Svetambara (mặc áo trắng) và phái Digambara (ở truồng), về triết học, tác phẩm trình bày đầy đủ tư tưởng Jaina là Tíìttvar thadhigama – Si)tra (gọi tắt là Tattvàrtha – Sùtra).

Triết học cơ bản của Jaina là học thuyết không tuyệt đối (anekànta – vàda), tức tương đối. Thuyết này muốn dung hòa những tư tưởng mà nó coi là cực đoan như Upanisad cho rằng tồn tại đầu tiên là bất biến vô thủy vô chung và Phật giáo cho rằng biến chuyển là không ngừng, mọi vật đều vô thường. Theo học thuyết không tuyệt đối, tồn tại vừa bất biến vừa biến chuyển. Cái vĩnh hằng là bản thể, còn cái không vĩnh hằng, luôn luôn biến đổi, là các dạng của bản thể, cũng giống như đất sét thì không đổi nhưng cái bình bằng đất sét thì thay đổi. Họ cho rằng tồn tại bao giờ cũng “có thể” ở dạng nào đó. Thuyết “có thể” (Sỳad – vadã) được coi là bổ sung cho thuyết không tuyệt đối.

Để khảo sát (hay phán đoán) thế giới hiện tượng, những người Jaina đưa ra các khái niệm: 1. Tồn tại (asti), 2. Không tồn tại (nàsti), 3.Vừa tồn tại vừa không tồn tại (asticanàsti), 4. Không miêu tả được (avaktavyam), 5. Tồn tại và không miêu tả được (asti ca avaktavyamca), 6. Không tồn tại và không miêu tả được (nàsti ca avaktavyam ca), 7. Tồn tại và không tồn tại và không miêu tả được (asti ca nàsti ca avaktavyam ca).

Về bản thể, có quan điểm cho đó là vật chất nhưng cũng có quan điểm nhị nguyên hay phiếm thần luận, cho rằng mọi vật đều có linh hồn.

Jaina cũng đặc biệt chú ý đến lôgíc.

 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Thời kỳ văn minh sông Ấn (Indus)
 Thời kỳ văn minh sông Ấn (Indus)Văn minh sông Indus hay văn hóa Harappa là một nền văn minh thành thị đã xuất hiện từ khoảng 2.500 năm tr. CN. Từ năm 1924, các nhà khảo cổ học tiến hành ...
Chuyên mụcTriết học Ấn Độ Cổ Đại - Trung Đại
no img nhan thanh
Lịch sử xã hội Ấn Độ cổ đại
 Lịch sử xã hội Ấn Độ cổ đại, về sự phát triển của triết học Ấn ĐộSự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và chế độ quốc hữu về ruộng đất là hai đặc điểm lớn nhất, ...
Chuyên mụcTriết học Ấn Độ Cổ Đại - Trung Đại
no img nhan thanh
Triết học Mimànsà
 Triết học MimànsàMimànsà được gọi là Pùrva Mimànsã. Kinh điển đầu tiên của hệ thống Mimànsà là Mimànsà - sùtra, gồm 2500 châm ngôn, được coi là của Jaimina. Nhưng khó mà xác định niên đại của Mimànsà - sùtra. ...
Chuyên mụcTriết học Ấn Độ Cổ Đại - Trung Đại
Sách và tư liệu
UNIT 15 – TEST 1 – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
UNIT 15 – TEST 1 – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
 UNIT 15                                       TEST 1I.              PRONUNCIATIONChoose the word that has the underlined part pronounced differently from that of the others.1.     ...
Đề thi Môn Toán THPT 2015 – Bộ Giáo dục & Đào tạo
Đề thi Môn Toán THPT 2015 – Bộ Giáo dục & Đào tạo
Cần giải đáp các em hãy tham gia nhóm: Học toán cùng Nhân Thành - nhanthanhcs1@gmail.com 
Thư của Albert Einstein gửi con gái về một nguồn sức mạnh vô hình
Thư của Albert Einstein gửi con gái về một nguồn sức mạnh vô hình
Sau hai thập kỷ kể từ ngày Albert Einstein qua đời, con gái ông đã đồng ý công bố bức ...
THỐNG CHẾ LIÔTÂY VÀ BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN
No img
THỐNG CHẾ LIÔTÂY VÀ BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYÊNThủ hiến xứ Marốc cho bản đại hiến chương của giai cấp ...