Đặc trưng của nghệ thuật – hình tượng nghệ thuật

Hình tượng nghệ thuật

  1. Hình tượng nghệ thuật là gì?

Nếu không chú ý đến những đặc trưng của phương pháp khái quát riêng của nghệ thuật; một trong những hình thái của ý thức xã hội; thì không thể hiểu được đặc điểm của nghệ thuật; và sự tác động đặc thù của nghệ thuật đối với cuộc sống xã hội của con người. Bởi vì; nghệ thuật khác với các hình thái của ý thức xã hội khác ở đặc trưng cảm tính – cụ thể; đặc trưng tình cảm thể hiện ở phạm trù hình tượng.

Phạm trù hình tượng là một phạm trù mang tính khái quát phản ánh tính hệ thống của các khái niệm; phạm trù qui luật về đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật. Vì tất cả những lý giải về nghệ thuật đều xuất phát từ vấn đề hình tượng.

Có thể nói tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng; và cũng có thể định nghĩa vắn tắt nghệ thuật là một hệ thống những hình tượng. Mọi định nghĩa hình tượng nghệ thuật hầu như không quán triệt hết nội dung và ý nghĩa của phạm trù này; nhưng người ta có thể hiểu hình tượng nghệ thuật bởi những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của nó:

– Hình tượng là hình thức đặc thù của tư duy nghệ thuật; là sự phản ánh hiện thực trong tính toàn vẹn; sinh động; cảm tính; cụ thể theo qui luật của cái đẹp.

– Hình tượng là cơ cấu hài hoà của những yếu tố chủ quan và khách quan; cảm tính – lý tính; cụ thể – khái quát; cá biệt – phổ biến; nhưng được trình bày bằng con đường thông qua cái khách quan; cái cảm tính; cụ thể; cá biệt để phát hiện cái chủ quan; cái lý tính; cái khái quát; cái phổ biến.

– Hình tượng là một cơ cấu hài hòa tinh thần – vật chất; trong đó nội dung của hiện thực được trình bày theo những thủ pháp và phương tiện trực quan; gợi cảm; ẩn dụ; đa nghĩa của quá trình hư cấu nghệ thuật; nhằm được sự miêu tả và biểu hiện.

Trong tất cả các yếu tố tạo thành hình tượng nghệ thuật nói trên; thì yếu tố cảm xúc – cá biệt mang tính cách cá nhân của chủ thể sáng tạo là quan trọng nhất. Có thể coi như đó là cái phôi; cái tế bào đầu tiên để tạo nên hình tượng và hình tượng là cơ sở để hình thành tác phẩm nghệ thuật.

Hình tượng nghệ thuật là một phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực dưới một hình thức cảm tính – lý tính; cụ thể – khái quát; cá biệt – phổ biến để con người cảm thụ; đánh giá; sáng tạo theo qui luật của cái đẹp.

  1. Các cấp độ của hình tượng nghệ thuật

Hình tượng nghệ thuật tồn tại như một chỉnh thể thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng; trong đó cái chung đã được cá biệt hóa; cái cá biệt đã được khái quát hóa. Mỗi hình tượng nghệ thuật là một cái riêng độc đáo; là sự không lặp lại bất kỳ cái riêng nào khác được thể hiện bằng các thủ pháp nghệ thuật khác nhau: hư cấu; tưởng tượng; ước lệ…

Các cấp độ của hình tượng nghệ thuật; thông thường nó được phân tích; làm sáng tỏ ở khía cạnh phép biện chứng giữa lý tính và cảm tính; khách quan và chủ quan; điển hình và khái quát. Việc nghiên cứu các cấp độ tồn tại của hình tượng nghệ thuật là công việc hết sức quan trọng đối với việc làm rõ đặc trưng của nghệ thuật. Bởi vì là cơ sở phương pháp luận để xem xét bất cứ khía cạnh nào của hình tượng nghệ thuật; nhất là vai trò của nghệ thuật trong đời sống tinh thần con người.

– Cấp độ tư tưởng của hình tượng nghệ thuật giúp chúng ta nhận thức được quan niệm về nghệ thuật của các tư tưởng và trào lưu mỹ học khác nhau trong lịch sử. Nhờ vậy; nghệ thuật ẩn dấu và bộc lộ trong mình những ý nghĩa triết – mỹ sâu xa của hình tượng; cái mà hình tượng – nghệ thuật “vượt” ra khỏi giới hạn tâm lý của chủ thể dưới góc độ cá nhân; khi quan niệm nghệ thuật được nhận thức bằng toàn bộ sự phát triển của văn hóa mang tính toàn nhân loại.

– Cấp độ tâm lý của hình tượng nghệ thuật là cấp độ tình cảm và cảm xúc nghệ thuật. Các tình cảm và cảm xúc tâm lý chứa đựng trong hình tượng nghệ thuật thể hiện là thế mạnh riêng của sự phản ánh cuộc sống hiện thực. Bởi vì; không có cảm xúc thì sẽ không có hình tượng trong bất cứ loại hình nghệ thuật nào.

– Cấp độ vật chất của hình tượng nghệ thuật là cấp độ mà thiếu nó cũng không thể có sự tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Đó là những chất liệu vật chất được sử dụng trong các các loại hình loại thể của nghệ thuật cũng như ngôn ngữ; âm thanh; mầu sắc và sự kết hợp chúng để vật chất hóa hình tượng trong nghệ thuật.

Sự phân chia các cấp độ của hình tượng nghệ thuật chỉ là ước lệ. Vì thực ra hình tượng nghệ thuật là một chỉnh thể phản ánh thế giới hết sức mền dẻo; uyển chuyển; người cảm thụ có thể cảm nhận được độ tinh tế; nông sâu của nó là tùy thuộc vào trình độ thẩm mỹ của mỗi con người. Chỉ có điều; các cấp độ đó của hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa rất lớn trong việc đi sâu vào các cung bậc tình cảm – lý trí; chung – riêng trong đời sống tinh thần con người.

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Đặc trưng của nghệ thuật – Nội dung và hình thức của nghệ thuật – Mỹ học đại cương
Nội dung và hình thức của nghệ thuậtTác phẩm nghệ thuật là khâu quan trọng nhất của nghệ thuật; là đối tượng cảm thụ đặc biệt của cảm thụ thẩm mỹ. Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo ...
Chuyên mụcNghệ thuật - biểu hiện quan hệ cao nhất của thẩm mỹ
no img nhan thanh
Sự hình thành các loại hình nghệ thuật – Mỹ học đại cương
Sự hình thành các loại hình nghệ thuậtSự hình thành và phát triển của các loại hình nghệ thuật một mặt phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định; mặt khác do chính yêu cầu ...
Chuyên mụcNghệ thuật - biểu hiện quan hệ cao nhất của thẩm mỹ
no img nhan thanh
Nguồn gốc của nghệ thuật
Nguồn gốc của nghệ thuật Nghệ thuật là một hình thái của ý thức xã hộiNghệ thuật là một hiện tượng có tính lịch sử gắn liền với sự phát triển xã hội; nghệ thuật là một hình thái ý ...
Chuyên mụcNghệ thuật - biểu hiện quan hệ cao nhất của thẩm mỹ
Sách và tư liệu
ND 1_ Thông số dao động_Chương 1_Vật lý 12
ND 1_ Thông số dao động_Chương 1_Vật lý 12
Để được giải đáp những vấn đề mình thắc mắc mời các bạn vào group: Học Vật lý cùng Nhân Thành ...
GIÁO HỘI
No img
GIÁO HỘINếu có dân tộc nào phải nhố ơn Chúa và các giáo sĩ, thì chính đó là dân tộc ...
CÔNG CHÍNH
No img
CÔNG CHÍNHThực dân Pháp đánh giá công ơn khai hoá của họ ở Đông Dương bằng những kilômét đường cái ...