Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
Hiểu thế nào là thị trường, cơ chế thị trường, kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Thị trường
Một là, khái niệm thị trường
Có rất khái niệm khác nhau về thị trường, chúng ta có thể hiểu thị trường theo 2 nghĩa như sau:
Thị trường theo nghĩa hẹp: là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ
Thị trường theo nghĩa rộng: là tổng hợp các quan hệ kinh tế được tạo thành trong quá trình trao đổi mua bán.
Thứ hai, các yếu tố cơ bản của thị trường:
Gồm các yếu tố: hàng hóa; tiền tệ; người bán; người mua; giá cả
Thứ ba, các loại thị trường: thị trường hàng hóa, dịch vụ; thị trường các yếu tố sản xuất; thị trường tài chính( tiền tệ và chứng khoán..); thị trường lao động; thị trường bất động sản; thị trường khoa học công nghệ.
Cơ chế thị trường
Khái niệm Cơ chế TT: là sự tác động mà ở đó cá nhân người tiêu dùng và nhà sản xuất tác động qua lại lẫn nhau để giải quyết 3 vấn đề cơ bản đó là sản xuất cá gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào
Người tiêu dùng sẽ quyết định: chất lượng hàng hóa; cơ cấu hàng hóa;chất lượng hàng hóa
Người sản xuất quyết định: Chi phí sản xuất; khả năng sản xuất
– Ưu thế: kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể; kích thích LLSX phát triển; thúc đẩy tăng trường kinh tế, tuyển chọn bồi dưỡng các nhà sx , kinh doanh và quản lý…
– Khuyết tật: sự điều tiết các quan hệ KT-XH mang tính tự phát; do lợi nhuận mà làm giảm đạo lý, tình người; phân hóa giàu nghèo; khía thác kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên; tệ nạn xã hội gia tăng….
Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra là để bán trên thị trường.Trong kiểu tổ chức kinh tế này, toàn bộ quá trình sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng, sản xuất như thế nàovà cho ai đều thông việc mua bán,thông qua hệ thống thị trường và do thị trường quyết định.
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường
– Các chủ thể sản xuất được tự do theo đuổi lợi ích chính đáng của mình
– Chỉ bán thứ mà thị trường cần không phải bán cái mình có
– Trong KTTT có 2 chủ thể đó là: Người tiêu dùng; và người sản xuất
– Tiền tệ hóa các quan hệ kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Theo Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.
Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội.
Khắc Niệm
Nhà nước – Pháp luật
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!