Cấu thành tội phạm – Luật hình sự

Cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự.

Chẳng hạn, tội phạm trộm cắp tài sản:

 

M

X

Y

– Dùng chìa khoá mở

– Lợi dụng sơ hở

– Dỡ ngói

 

– Trộm vi tính của B.

– Trộm xe đạp của C.

– Trộm tiền của A.

 

Như vậy, mỗi trường hợp phạm tội trộm cắp  thì sự thể hiện về thực tế là khác nhau về con người thực hiện tội phạm, về thủ đoạn phạm tội, về thời gian, địa điểm, công cụ phương tiện phạm tội,… Bất kỳ một trường hợp phạm tội trộm cắp nào cũng phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm trộm cắp tài sản đó là: người phạm tội phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự, tội phạm xâm phạm tới quan hệ sở hữu, hành vi lén lút, hành vi bí mật chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý và với hình thức lỗi cố ý trực tiếp.

Các dấu hiệu này được quy định trong Bộ luật hình sự tại Điều 138. Các dấu hiệu này được gọi là các dấu hiệu cấu thành tội phạm trộm cắp tài sản.

  Nội dung của cấu thành tội phạm chính là sự phản ánh các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Các dấu hiệu đó là: Quan hệ xã hội bị xâm hại, độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.

  Các dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm là: quan hệ xã hội bị xâm hại, độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi khách quan và lỗi.

 Một cấu thành tội phạm của một loại tội luôn luôn phải chứa đựng đầy đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Đó là khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.

 Đối với một cấu thành tội phạm, các dấu hiệu trong mỗi một yếu tố cấu thành tội phạm trên có thể nhiều ít khác nhau. Chỉ các dấu hiệu nào nói lên bản chất đặc trung của loại tội đó mới được ghi nhận trong cấu thành tội phạm .

 Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm có ba đặc điểm sau:

Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm  đều do luật định

Chỉ nhà nước mới có quyền quy định một hành vi nào là tội phạm bằng cách là mô tả những dấu hiệu đó và quy định chúng trong Bộ luật hình sự. Cơ quan giải thích và áp dụng pháp luật chỉ được phép giải thích nội dung những dấu hiệu đã được quy định trong Bộ luật hình sự. Việc thêm hoặc bớt bất kỳ một dấu hiệu nào đó của cấu thành tội phạm  đều có thể dẫn đến tình trạng định tội sai hoặc bỏ lọt tội hoặc làm oan người vô tội.

 Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm  của một loại tội được quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự như: tuổi, tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự, lỗi. Và chúng được quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự như dấu hiệu: hành vi khách quan, hậu quả của tội phạm, quan hệ xã hội bị xâm hại,…

Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm mang tính đặc trưng điển hình

Một loại tội phạm chỉ được đặc trưng bởi một cấu thành tội phạm và một cấu thành tội phạm chỉ đặc trưng cho một loại tội phạm. Đó là dấu hiệu đặc trưng:

   Một dấu hiệu có thể được phản ánh trong nhiều cấu thành tội phạm nhưng giũa các cấu thành tội phạm khác nhau phải có ít nhất một dấu hiệu khác nhau, đó là dấu hiệu điển hình.

 Ví dụ giữa cấu thành tội phạm trộm cắp với cấu thành tội phạm lừa đảo có rất nhiều dấu hiệu chung giống nhau như: quan hệ sở hữu bị xâm hại, độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi chiếm đoạt tài sản, lỗi cố ý trực tiếp. Giữa hai cấu thành tội phạm này có hai dấu hiệu mang tính điển hình cho mỗi cấu thành tội phạm đó là: hành vi lén lút trong tội trộm cắp tài sản và hành vi gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm có tính bắt buộc

Một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi nó thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Nếu thiếu hoặc thừa bất kỳ một dấu hiệu nào đó thì nó có thể không phải là tội phạm hoặc tội phạm khác, nghĩa là tất cả dấu hiệu của cấu thành tội phạm đều là điều kiện cần và đủ để định tội danh.

Các dấu hiệu ghi trong Bộ luật hình sự đều là các dấu hiệu bắt buộc được quy định ở phần chung hoặc phần các tội phạm cụ thể.

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng – Pháp luật Việt Nam đại cương
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụngCơ quan tiến hành tố tụng* Cơ quan điều tra: tổ chức của cơ quan điều tra bao gồm:          Cơ quan điều tra trong ...
Chuyên mụcLuật hình sự và Luật tố tụng hình sự
no img nhan thanh
Các biện pháp ngăn chặn – luật tố tụng hình sự – Giáo trình pháp luật Việt Nam đại cương
Các biện pháp ngăn chặn - luật tố tụng hình sự - Giáo trình pháp luật Việt Nam đại cương          a, Khái niệm           Những biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự ...
Chuyên mụcLuật hình sự và Luật tố tụng hình sự
Sách và tư liệu
Các vị thống trị của chúng ta
No img
CÁC VỊ THỐNG TRỊ CUA CHÚNG TAThế là xong: số phận của 20 triệu dân An Nam mong muốn sắp ...
Đề khảo sát THPT Quốc Gia Tỉnh Quảng Ngãi
No img
Nội dung kiến thức Hàm số Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc 3 Khảo sát và vẽ đồ thị ...
Trong Một Cuộc Tranh Biện Không Có Người Thắng Kẻ Bại
No img
Trong Một Cuộc Tranh Biện Không Có Người Thắng Kẻ BạiTrong Một bữa tiệc, ông khách ngồi bên tay mặt tôi ...
LỜI GIỚI THIỆU TẬP 1 – HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP 1 GIAI ĐOẠN 1919 – 1924
No img
LỜI GIỚI THIỆU TẬP 1Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1 gồm những bài viết và tác phẩm của Chủ ...