Câu 1 trang 31 SGK GDCD lớp 12

Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?

GỢI Ý LÀM BÀI

1.  Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nghĩa nghĩa là:

– Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bất kì công dân nào, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu,… Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ như nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế,… theo quy định của pháp luật.

– Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

+ Ví dụ: Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Như vậy, công dân miễn có đủ các yêu cầu trên, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội,… thì đều có quyền đi bỏ phiếu bầu cử và quyền ứng cử.

2.  Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:

–  Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật). Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.

– Ví dụ: Theo luật thuế thu nhập cá nhân, những người có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng thì có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên tùy vào điều kiện hoàn cảnh như người độc thân hay người có gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng những người phụ thuộc thì có mức nộp thuế khác nhau.

 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Câu 9 trang 43 SGK GDCD lớp 12
Câu 9 trang 43 SGK GDCD lớp 12
 Có người hiểu bình đẳng trong kinh doanh là: Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. Hiểu như vậy có đúng không? Vì sao?Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu em có ...
Chuyên mụcGiáo dục công dân lớp 12
Câu 7 trang 118 SGK GDCD lớp 12
Câu 7 trang 118 SGK GDCD lớp 12
Sắp xếp các điều ước quốc tế dưới đây theo các cột tương ứngSTTTên điều ước quốc tếĐiều ước quốc tế về quyền con người(1)Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia(2)Điều ...
Chuyên mụcGiáo dục công dân lớp 12
Câu 13 trang 108 SGK GDCD lớp 12
Câu 13 trang 108 SGK GDCD lớp 12
Chọn một câu trả lời đúng trong các câu sau:Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:a. Từ 18 tuổi đến 27 tuổi.b. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.c. Từ 17 tuổi đến ...
Chuyên mụcGiáo dục công dân lớp 12
Câu 6 trang 43 SGK GDCD lớp 12
Câu 6 trang 43 SGK GDCD lớp 12
Pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với người kinh doanh và xã hội?Gợi ý làm bài:-         Người kinh doanh được bảo vệ quyền lợi chính đáng sẽ tự ...
Chuyên mụcGiáo dục công dân lớp 12
Sách và tư liệu
Đáp án đề thi Môn Lý THPT 2015 – Bộ Giáo dục & Đào tạo
Đáp án đề thi Môn Lý THPT 2015 – Bộ Giáo dục & Đào tạo
Cần giải đáp các em hãy tham gia nhóm: Học Lý cùng Nhân Thành - nhanthanhcs1@gmail.com 
Tình cảnh nông dân Trung Quốc
No img
TÌNH CẢNH NÔNG DÂN TRUNG QUỐCTrung Quốc căn bản là một nước nông nghiệp, 85% số dân là nông dân. ...
Vật lý 12_Đề thi thử số 7_mức độ tb_Có đa
Vật lý 12_Đề thi thử số 7_mức độ tb_Có đa
Có một số việc, vừa phân trần trắng đen đã trở thành quá khứ. Có một số người, giận hờn ...
Nghìn lẻ một đêm – Chương 10: Kẻ hay ghen ghét và người bị ghen ghét
No img
Vì mặc dù đã giúp đỡ anh ta nhiều việc tốt mà ông vẫn không ...