Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
Bản chất cái cao cả
Phạm trù cái cao cả được mỹ học đề ra muộn hơn nhiều hơn so với các phạm trù khác như cái đẹp; cai bi; cái hài. Bởi vì; trước đây người ta thường coi cái cao cả chỉ là một bộ phận của cái bi; hoặc nó gắn với cái đạo đức – cái cao thượng. Chỉ đến thời kỳ Ánh sán phạm trù cái cao cả lần đầu tiên mới có ý nghĩa độc lập của nó; mặc dù các hiện tượng của cái cao cả được phản ánh trong nghệ thuật cổ đại. Chẳng hạn; như vở kịch của Etsin về “Prômêtê bị xiềng” trên đỉnh Olympia; truyện “Thánh gióng” của Việt Nam đã thể hiện cái cao cả trong nghệ thuật.
Cái cao cả không thuần túy là thuộc phạm trù đạo đức mặc dù; nó khía cạnh đạo đức về những nhân vật lịch sử về vai trò của họ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Bởi vậy; hành vi đạo đức trong cái thiện – cái ác; lương tâm – trách nhiệm; quyền lợi – nghĩa vụ được thể hiện trong cái cao cả có thể là cái thanh tao – cái thán phục về một nhân cách; một con người. Cái cao cả một mặt; phản ánh những nhân vật lịch sử vĩ đại như những khiá cạnh thẩm mỹ; phản ánh tính toàn vẹn; tính miêu tả của các nhân vật lịch sử đó; mặt khác; cái cao cả còn phản ánh tính toàn vẹn; tính hùng vĩ của các hiện tượng tự nhiên.
Cái cao cả khác với cái bi vì trong cái bi có bóng dáng của cái cao cả. Nó là những cái đẹp to lớn; vĩ đại tạm thời bị thất bại gây cho con người tình cảm đồng khổ; thương xót; nhưng nó không đồng nhất với cái đẹp vì cái đẹp là cái hài hoà tạo ra tình cảm khoan khoái. Cái cao cả là cái đẹp lý tưởng; là cái độ to lớn của cái đẹp tạo ra những tình cảm khâm phục; sự ngưỡng mộ và noi theo. Nhiều quan điểm mỹ học cho rằng cái cao cả là cái đẹp vượt trên mức bình thường; là cái đẹp vô tận; là cái đẹp cao nhất.
Cái cao cả là một phạm trù mỹ học chỉ các thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực bao gồm những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
– Các hiện tượng hùng vĩ của tự nhiên như: Biển mênh mông vô tận; thảo nguyên bao la; núi non trùng điệp tuyết phủ; bầu trời xanh vô tận…
– Các quang cảnh xã hội vĩ đại như: các công trình xây dựng vĩ đại của các con kênh; các nhà máy thủy điện; các phong trào cách mạng thông qua cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân…
– Những nhân vật lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nhân loại như: C. Mác; Lênin; Hồ Chí Minh. Găngđi…
– Các hình tượng nghệ thuật phản ánh cái to lớn; cái vĩ đại của cuộc sống của quá trình con người chinh phục tự nhiên và năng lực sáng tạo phi thường của con người như: sự độ sộ; uy nghi thần bí của các kim tự tháp Ai Cập; kiến trúc gôtích; hình tượng Thần Dớt trong điêu khắc; hình tuợng Phù Đổng Thiên Vương.
Cái cao cả tồn tại khách quan; vốn là đặc tính của các sự vật; hiện tượng trong mối quan hệ của nó đối với con người. Cái cao cả là cái có tầm vóc to lớn; phi thường; có thể gây ra ở con người cảm giác choáng ngợp; chiêm nguỡng; kính phục; đôi khi pha lẫn chút bối rối; sợ hãi. Tuy nhiên; trong lịch sử mỹ học cũng có rất nhiều những quan điểm khác nhau về cái cao cả.
Cái cao cả là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan; song không coi nó là cái lớn hơn; mạnh hơn mà ta mang ra so sánh; mà cái cao cả cần được xem xét trong quan hệ thẩm mỹ thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Cái cao cả phải tạo ra được niềm vui; sự khâm phục; sự hào hứng; sự tự tin vào chính sức mạnh của bản chất con người trong quá trình con người vươn lên làm chủ tự nhiên; xã hội và bản thân mình.
Tóm lại; cái cao cả thể hiện sức mạnh bản chất của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên; biến đổi xã hội và hoàn thiện bản thân con người. Nó mang giá trị cái đẹp; nhưng là cái đẹp trên mọi cái đẹp phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ xã hội tiên tiến.
- Cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật
Cuộc sống của con người là một quá trình chinh phục tự nhiên cải tạo xã hội và khẳng định con người là chủ thể của sự phát triển lịch sử đã thể hiện khát vọng vươn lên của con người; sức mạnh bản chất của con người. Trong lao động; chiến đấu; con người luôn được thử sức với những yêu cầu và nhiệm vụ của chính bản thân cuộc sống để có thể đồng hoá; có thể biến đổi thế giới hiện thực đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu thẩm mỹ nói chung của con người.
Yếu tố thẩm mỹ của cái cao cả trong cuộc sống được thể hiện ở mối quan hệ với cái đẹp; cái bi hùng và cái hài dưới nhiều phương diện khác nhau:
– Cái cao cả trong mối quan hệ với cái đẹp. Đó là cái đẹp trong lao động; trong chiến đấu; trong hành vi đạo đức và sự ứng xử trong quan hệ xã hội nói chung của con người. Cái đẹp đó được mở rộng ra; phát triển cao hơn trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống; nó từ cái đẹp bình thường đã trở thành cái đẹp cao cả. Cái cao cả trong cuộc sống thể hiện sự cố gắng không ngừng vuơn lên thực hiện những nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội rộng lớn; được nhiều người khâm phục; tôn vinh.
– Cái cao cả với cái bi. Trong cuộc sống cái cao cả không chỉ có quan hệ với cái đẹp; mà nó có cả quan hệ với cái bi một cách sâu sắc. Cái đẹp và cái cao cả không phải lúc nào cũng chiến thắng cái xấu; những lực lượng thù địch. Biết bao nhiêu người anh hùng trong lịch sử của nhân loại; của các dân tộc đã ngã xuống và đã giành thắng lợi. Bởi vậy; cái cao cả của người anh hùng xen lẫn với cái bi tráng. Theo đó; cái bi đã tôn vinh cái cao cả; tạo cho cái cao cả trở thành bất tử trong lòng nhân dân.
– Cái cao cả với cái hài. Cái cao cả cũng quan hệ mật thiết với cái hài ở trong cuộc sống. Không phải mọi vĩ nhân; anh hùng đều là người hoàn thiện để trở thành cái cao cả (cái thuần nhất). Có nơi; có lúc cái cao cả thường bộc lộ những yếu tố của cái hài (cái có chút yếu đuối mà ta quen thuộc); nhất là trong lĩnh vực tình yêu (không biết yêu) hoặc trong công việc đời thường; nhỏ nhặt.
Cái anh hùng; cái cao cả trong cuộc sống là cơ sở của các hình tượng anh hùng trong nghệ thuật. Trước hết; chúng ta cần chú ý đến đến vị trí của cái cao cả trong các loại hình; loại thể của nghệ thuật.
Về thể loại nghệ thuật có: kiến trúc; điêu khắc; hội họa; âm nhạc; văn chương; sân khấu và điện ảnh. Trong đó; nghệ thuật văn chương có: Sử thi (thể tự sự); thơ trữ tình; kịch thì có bi kịch – hài kịch – chính kịch. Trong đó sử thi anh hùng thông qua thần thoại là thể loại chủ yếu vận dụng cái cao cả trong nghệ thuật.
Vai trò của các anh hùng ở các thời đại khác nhau; nhưng mỗi thời đại đều có những con người vĩ đại của nó; trong đó nghệ thuật không thể bó hẹp những lời tụng ca và những anh hùng đã có; mà còn có nhiệm vụ trọng đại là góp phần tích cực sáng tạo ra những anh hùng cho lịch sử. Cảm hứng anh hùng ca của dân tộc ta đã được đưa vào biết bao nhiêu truyện thần thoại; thi ca như truyện Thạch Sanh; Thánh Gióng; Trường ca Đam Sam.
Nghệ thuật phản ánh cái cao cả bằng hình tượng; đó là những hình tượng anh hùng trong cuộc sống chiến thắng mọi cái xấu; nhưng cũng có hình tượng không vượt qua được cái xấu như: Hămlét; Ôttenlô của Sêchxpia trở thành hình tượng bi kịch. Dù là hình tượng anh hùng ca hay bi kịch thì cái cao cả trong nghệ thuật cũng là những hình tượng hoành tráng như kim tự tháp; hình tượng Thần Dớt của Phêdiát; hình tượng Prômêtê bị xiềng trên đỉnh Olympia; âm hưởng cồng chiêng Tây nguyên.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!