Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUAN HỆ THẨM MỸ
- Tính chất tinh thần – tính nổi bật của quan hệ thẩm mỹ
Giá trị thẩm mỹ là một giá trị tinh thần; nó đáp ứng nhưng nhu cầu tinh thần của con người.
Con người chỉ trở thành chủ thể thẩm mỹ khi đã thoát khỏi trạng thái động vật; khi đã có khả năng nhận thức; đánh giá và cải tạo hiện thực khách quan theo những qui luật của cái đẹp. (vd: Kinh thánh giải thích về tội tổ tông của con người).
Nhu cầu thẩm mỹ là nhu cầu tinh thần nhưng nó khác với các nhu cầu tinh thần khác là nó mang lại khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm tinh thần.
Nhu cầu của con người là gì:
+ Nhu cầu vật chất: sinh tồn; lợi ích vật chất
+ Nhu cầu tinh thần: nhận biết; giao tiếp ngôn ngữ; văn hóa…
+ Nhu cầu thẫm mỹ: nhu cầu sự hoàn thiện; hoàn mỹ của con người dưới những nhận thức khác nhau.
Khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm tinh thần?
Khoái cảm là gì?
– Là tâm sinh lý của con người thõa mãn của con người
– Khoái cảm tinh thần: tỏa mãn nhu cầu tinh thần con người dưới các hình thức khác nhau.
– Khoái cảm thẩm mỹ là hình thức cao nhất của khoái cảm tinh thần
Quan hệ thẩm mỹ xét cho cùng là việc thỏa mãn những nhu cầu tinh thần mang lại khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm tinh thần mặc dầu nó gắn liền trực tiếp hoặc gián với cái có ích mang tính thực dụng.
Trong quá trình phát triển của lịch sử; mối quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái có ích càng ẩn kín hơn song nguyên tắc của nó không mất đi. Do tính yêu cầu của tính hữu ích; thực dụng mà sự hoàn thiện các công cụ; đồ vật về mặt hình thức; kết cấu mầu sắc trở thành yếu cầu bắt buộc trong quá trình sáng tạo và đánh giá sản phẩm lao động. Nhưng chính sự hoàn thiện (hợp lý) của hình thức; kết cấu; mầu sắc trên sản phẩm của lao động lại tạo ra xúc cảm thẩm mỹ; tạo ra một cách tự nhiên những thuộc tính thẩm mỹ của đối tượng; đồng thời tạo ra những nhu cầu thẩm mỹ hơn nữa; nghĩa là hoàn thiện hơn nữa về mặt thẩm mỹ của các sản phẩm lao động hoặc kể cả trong qúa trình chiếm hữu thẩm mỹ đối với hiện thực.
Như vậy; sự thưởng ngoại thẩm mỹ; đánh giá thẩm mỹ đối với các hiện tượng thẩm mỹ nói chung và tác phẩm nghệ thuật nói riêng có quan hệ với cái thực dụng – cái hữu ích; nhưng không gắn liền trực tiếp với với lợi ích thực dụng; song mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ; một nhu cầu tinh thần cao qúi chỉ có ở con người.
- Tính chất cảm tính – tính đặc thù của quan hệ thẩm mỹ
- Quan hệ thẩm mỹ mang tính toàn vẹn; cảm tính – cụ thể:
Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ đặc thù. Bởi trong quan hệ này con người nhận thức; đánh giá sự vật; hiện tượng trong sự tồn tại ở tính toàn vẹn; cảm tính – cụ thể;
Trong các hình thái khác của ý thức XH; đặc biệt đối với KH chỉ chú ý đến từng mặt; từng khía cạnh nào đó của sự vật; hiện tượng để khám phá những thuộc tính chung; khái quát phản ánh bản chất chúng.
Trong nhiều loại hình quan hệ nguời với hiện thực thì quan hệ thẩm mỹ là quan hệ đặc thù. Bởi trong quan hệ này con người nhận thức; đánh giá sự vật; hiện tượng trong sự tồn tại ở tính toàn vẹn; cảm tính – cụ thể. Ngược lại; ở khoa học người ta chỉ chú ý đến từng mặt; từng khiá cạnh nào đó của sự vật; hiện tượng riêng lẻ; cụ thể rút ra những thuộc tính chung; khái quát; trừu tượng nói lên bản chất của chúng. Chính vì vậy; chỉ có sự vật; hiện tượng nào có khả năng tác động vào giác quan (thẩm mỹ) mới trở thành đối tượng của quan hệ thẩm mỹ.
Chính do sự tác động của các hiện tượng thẩm mỹ khách quan và tính chất nhận thức; đánh giá sự vật; hiện tượng trong tính toàn vẹn; cảm tính cụ thể của chúng là một loại đánh giá tình cảm – tư tưởng. Do đó; muốn cảm xúc thụ cảm một cách thích ứng về mặt thẩm mỹ; thì rất cần phải có một năng lực thụ cảm – cảm tính phát triển. Muốn thưởng thức âm nhạc phải có thính về âm nhạc; muốn nhận rõ vẻ đẹp của các hình thái; cần phải có mắt nhìn sắc bén; dồi dào cảm xúc. Ở đây; suy cho cùng có sự tham gia của tư tưởng; lý trí song hình thức biểu đạt trực tiếp của sự đánh giá thẩm mỹ là hình thức cảm tính – cụ thể bằng tình cảm (cảm nghĩ – cảm xúc)
Trước sự tác động của các hiện tượng thẩm mỹ khách quan con người mới bộc lộ một tình cảm nhất định. Trước cái đẹp – vui sướng; trước cái xấu – bực tức; căm ghét. Tính tình cảm là tính chất đặc thù của quan hệ thẩm mỹ.
- Tính chất xã hội – tính nhân văn của quan hệ thẩm mỹ
Một tính chất quan trọng của quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực là tính chất xã hội của nó. Đối tượng của phán đoán thẩm mỹ là tất cả những gì mà con người quan tâm đến trong cuộc sống; điều này làm cho quan hệ thẩm mỹ có tính chất xã hội. Cơ sở; động lực; tiêu chuẩn của đánh giá thẩm mỹ; đề được phản ánh bởi những nhu cầu; lợi ích; lý tưởng thẩm mỹ và bị quyết định bởi hoạt động thực tiễn xã hội của các chủ thể đánh giá khác nhau.
Tính chất xã hội của quan hệ thẩm mỹ biểu hiện ở tính lịch sử; tính giai cấp; tính dân tộc và thời đại.
– Tính lịch sử của quan hệ thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ thay đổi; phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội nhất định. Chính vì vậy trong lịch sử hình thành và phát triển của mỹ học đã làm xuất hiện; tồn tại và phát triển các trường phái mỹ học khác nhau khi phản ánh quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực.
Nghiên cứu tính lịch sữ của các quan hệ thẩm mỹ thấy được tính lịch sữ của các quan điểm mỹ học; mặt khác thấy được tính hệ thồng của lịch sử tư tưởng mỹ học.
– Tính giai cấp của quan hệ thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ mang tính giai cấp. Không thể nói tình cảm thẩm mỹ; thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của một giai cấp này đồng nhất với tình cảm; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của một giai cấp khác. Thị hiếu thẩm mỹ của giai cấp địa chủ; thị hiếu của giai cấp nông dân; tư sản và công nhân cũng khác nhau. Bởi vì; quan điểm về tình cảm; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của mỗi một giai cấp đều phản ánh những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể khác nhau.
Trong xã hội có giai cấp thì mỹ học có tính giai cấp. Bởi những tư tưởng mỹ học đều phản ánh và bảo vệ lợi ích cho những giai cấp khác nhau.
Nghiên cứu tính giai cấp của quan hệ thẩm mỹ để thấy được quá trình đấu tranh tư tưởng của các giai cấp khác nhau. Đặc biệt vai trò của hệ tư tưởng thống trị đối với sự phát triển văn hóa – nghệ thuật.
– Tính dân tộc của quan hệ thẩm mỹ. Ở các dân tộc khác nhau; mối quan hệ thẩm mỹ cũng không thể không mang tính dân tộc. Cái đẹp; cái xấu; cái bi; cái hài cái cao cả có một số nét chung của nhân loại nhưng nó vẫn mang tính độc đáo của từng dân tộc; làm cho bản sắc văn hoá của các dân tộc cũng khác nhau.
Do trình độ phát triển xã hội khác nhau và các phong tục tập quán khác nhau đã tạo nên các quan hệ thẩm mỹ; nhu cầu; tình cảm; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ khác nhau.
Sự khác nhau về các quan hệ thẩm mỹ của các dân tộc không chỉ khác nhau về trình độ; mà còn khác nhau về hệ giá trị.
Mỹ học đại cương
Để lại một bình luận
2 Các bình luận on "Các đặc trưng cơ bản của quan hệ thẩm mỹ"
Cac ban hay giúp mình phản tịch 1 vi du ve tinh xa hoi nay khoảng trang giay . Xin cảm on
Hay giup minh tìm 1 vi du phần tích tính xã hoi nay khoảng 1 trang giay. Xin cảm on*