ĂN BÁM VÀ HỖN ĐỘN

ĂN BÁM VÀ HỖN ĐỘN

Ông Vinhê Đốctông, nguyên nghị sĩ Pháp nói: “Nếu đem so sánh với bọn viên chức thuộc địa, thì những quân cướp đường còn là những người lương thiện!”. Ông ấy nói chí lý đấy.

Người nông dân An Nam đóng được một trăm đồng bạc thuế, thì đến bảy mươi đồng bị ngốn ngay vào việc trả lương và kinh phí thuyên chuyến cho viên chức, ấy là chưa kể các khoản trợ cấp cho quỹ hưu bổng làm cho người dân càng bị hút máu tàn nhẫn thêm nữa.

Người ta cấp học bổng cho các cậu ấm hay cô chiêu – con các quan cai trị tại chức lương khoảng từ 20 đến 25 ngàn phrăng – về Pháp học khỏi phải mất tiền, trong khi trẻ con An Nam không sao kiếm được chỗ học trong nhà trường Pháp – Nam hiếm có ở An Nam, nên phải chịu dốt nát.

Ngân sách hàng tỉnh bị cướp giật một cách vô liêm sỉ cho việc chi tiêu riêng của những kẻ có quyền định đoạt cách sử dụng. ở các nước khác, cử tri hay đại diện của họ được quyết định về ngân sách do chính họ đóng góp vào; ở đây người ta để cho vài trăm người Âu sống ở thuộc địa, có quyền cao hơn và bất chấp cả Nhà nước, tuỳ ý sử dụng công quỹ do hàng triệu người bản xứ đóng góp.

Nhiều phiên họp của hội đồng thuộc địa chỉ là để bàn cách cướp giật công quỹ một cách khôn khéo. Riêng một ông chủ tịch hội đồng đã được lĩnh thầu những công việc trị giá hơn hai triệu phrăng. Một ông đổng lý sự vụ, làm đại diện của Chính phủ trong hội đồng đã xin tăng lương mình lên gấp đôi và đã được chấp thuận.

Nếu két bạc thấy hơi vơi đi thì cũng chang khó khăn gì mà các quan cai trị không làm cho nó đầy lại được. Tự quyền các ngài đó báo cho dân bản xứ biết là Nhà nước cần một khoản tiền nhất định, rồi các ngài bổ cho các làng phải đóng góp. Làng xã phải vội vàng tuân lệnh đê khỏi bị trừng phạt ngay lập tức.

*

* *

Cần tiền ư? Các ngài công sứ cô gắng tìm phương lập kế, và vì các ngài quan tâm đến việc thăng quan tiến chức của các ngài hơn là túi tiền của dân bị trị, nên các ngài sốt sắng bày đặt ra các thứ phải đánh thuế, nâng hạng một sô ruộng đê nã tiền thuê nhiều hơn. Người ta kế có một tỉnh nào đó ồ Bắc Kỳ đã bị kiệt quệ hắn đi vì tinh thần sốt sắng của một quan công sứ vào loại ấy.

*

* *

ở khắp Đông Dương, những người được cử vào giữ những chức vụ cao nhất thưòng được lựa chọn trong số những kẻ mưu mô xảo quyệt làm giàu bằng những cách chẳng lương thiện chút nào. Đồng tiền trước hết, dù trong sạch hay dơ dáy, là cái quyết định việc tuyển lựa, cho nên một thằng xỏ lá ba que, coi như cái rơm cái rác ở một nơi khác, lại làm nên một “Ngài chủ tịch” đường bệ đáo để ở xứ thuộc địa này.

*

* *

Khi quan thống sứ có việc phải tiêu pha thì ngài cấp bằng sắc, phẩm hàm. Nhiều việc làm theo kiểu ấy đã vố được từ 10.000 đến phrăng. Mà những việc như thế không phải là hiếm đâu.

*

* *

Ồ đường giao thông Vĩnh Long, có một nhân viên làm kê toán một thời gian đã tìm ra một cách đặc hiệt tài tình đế tăng lương của mình: mỗi lần có người bản xứ hỏi vay trước ít tiền lương, anh ta bằng lòng ngay, và rồi đến kỳ lương sau anh ta trừ đi, nhưng anh ta giữ món tiền trừ lại cho mình, và cứ như thế, anh ta đã xoáy được số tiền nhỏ mọn là 200 ngàn phrăng.

Một quan thống sứ đã chi tiêu hết kinh phí về chiếc sàlúp trước thời hạn mấy tháng. Ngài bèn lấy cố có một cuộc hội hè nào đó mà nhà vua sẽ được mòi đến ngự trên sàlúp và quyết định ông ta sẽ phải góp phần vào việc chi phí, và người ta dự đoán rằng phần đóng góp của vị khách sẽ nhiều đấy.

*

* *

Ồng Đờ Lanétxăng, nguyên toàn quyền Đông Dương và Bộ trưởng Bộ Thuộc d’, thú thật rằng Đông Dương tràn ngập những viên chức Pháp quá đông và thường thưòng là không được tích sự gì cả.

Phần đông người Pháp đã sống ồ thuộc địa đều nói rằng quá nửa số quan đầu tỉnh không có đủ tư cách cần thiết đáng đê giao phó những quyền hạn rộng rãi và ghê gốm đến thế.

Một quan cai trị mối đến thay chân một viên quan cai trị cũ, nhất định thấy quan cai trị cũ là một tên dốt đặc hay tệ hơn thế nữa. Thế rồi, đường sá đang làm dồ, công trình đang thực hiện, kê” hoạch đã nghiên cứu, mọi việc đều quang đi, xếp xó cả.

*

* *

Sang Đông Dương, các quan toàn quyền chỉ nhằm có một mục đích: kiếm việc bổ dụng bè bạn, con cái, họ hàng, những kẻ vận [1] động tuyển cử cho những người họ có thể nhờ vả được; thường thường là một tên nợ như chúa chổm, bị chủ nợ săn đón, và hắn cần tiền.

*

* *

Năm 19.., người ta trả hết 36.300 đồng bạc tiền lương cho viên chức ngồi ăn không chẳng phải làm gì cả, và năm sau nữa hết

300.000.

Năm 1909 kinh phí về việc thuyên chuyển viên chức trong nội địa Đông Dương hết 155.000 phrăng. Việc thuyên chuyển ra ngoài nước chi tiêu hết 1.500.000 phrăng.

Riêng bộ máy cai trị ở phủ toàn quyền đã dùng hết 1.000.000 phrăng kể cả 50 ngàn phrăng trả công những người ồ và làm vưòn.

Viên toàn quyền và hai mươi mốt tên tuỳ thuộc mỗi năm lĩnh hơn một triệu phrăng, chưa kề những món phụ cấp kếch sù chiếm mất 2.500.000 đồng phrăng của công quỹ.

Người ta bố trí cả một chiến hạm cho viên toàn quyền di chuyển. Việc sắp xếp tốn mất 300.000 phrăng, ấy là chưa kể những khoản phụ cấp linh tinh lên tối 100.000 phrăng cho mỗi chuyên.

Ngài toàn quyền chưa vừa ý với những lâu đài nguy nga lộng lẫy của ngài ồ Sài Gòn và Hà Nội, Ngài còn muốn có những nhà nghỉ mát và biệt thự ồ bãi biển nữa; thê là dân An Nam khôn khổ lại phải nộp hàng trăm ngàn phrăng cho hành động ngông cuồng ấy.

Năm 19.., ông hoàng V. dơ. Đ. đi viễn chinh ghé qua Sài Gòn. Quan thống đốc nghênh tiếp ông hoàng một cách đê vương. Bốn ngày tiếp đón là bôn ngày lu bù yến tiệc. Và dân Nam Kỳ đáng thương đã phải trả hết 80.000 phrăng.

Cũng năm ấy, trong lúc dân An Nam đang chết đói và dân Nam Kỳ bị nạn lụt, chẳng có chỗ nương thân, thì người ta lại mồ yến tiệc linh đình để nghênh tiếp một cách đê vương một hạm đội Anh trong tám ngày và tám đêm liền. Dĩ nhiên là những người nông dân nghèo

khổ An Nam phải gánh những phí tổn đó, cũng như mọi lần.

*

* *

Một viên thống sứ lập cả một đội kỵ binh và không bao giờ đi đâu mà không có đội ấy đi hộ tống, và như thế, theo như ngài nói, là để nâng cao uy tín của ngài với xứ bảo hộ.

Theo truyền thống, các viên cai trị là những ông vua con muốn cái gì quanh mình cũng xa hoa tráng lệ. Họ nói có thế mối nâng cao được uy tín của họ đốì với dân bản xứ.

Đã có sẵn nhà cửa và đồ đạc không mất tiền, các ngài viên chức Nhà nước lại được công quỹ hàng tỉnh trả cả tiền đèn cho nữa. Có lần, một viên quan cai trị đã không ngần ngại tự ý chi tiêu hắn một số tiền 50.000 phrăng để bắc đèn điện ở nhà riêng.

Không những người trông nom quét dọn nhà cửa mà cả người đánh xe ngựa, người giữ ngựa và tất cả những người hầu kẻ hạ, đều do ngân sách địa phương trả tiền công cả. cả sách báo giải trí cũng được cung cấp không cho những con người tốt số ấy.

ở cả các toà sứ đều có từ 6 đến 9 con ngựa và 5, 6 cỗ xe sang trọng đủ các loại. Ngoài những phương tiện giao thông đã quá thừa ấy, người ta còn sắm thêm những xe hơi làm tốn cho công quỹ hàng chục vạn đồng.

Có những viên nuôi cả một chuồng ngựa đua.

Có những công sứ ồ một vài tỉnh đã kê các khoản sắm sửa áo, đồ dùng vệ sinh, đàn dương cầm và các thức ăn uống vào sổ sách kê toán thành những món mua vật tư cần thiết đê tu bố toà sứ, hay thành một khoản gì tương tự như thế để bắt ngân sách địa phương phải gánh.

Ngoài lương chính đã đê” vương lắm rồi, viên chưởng lý còn lĩnh thêm khoản phụ cấp 30.000 phrăng, viên giám đô”c thương chính lĩnh 40.000 phrăng, viên giám đô”c tài chính 20.000 phrăng, viên giám đô”c công chính 30.000 phrăng, V.V., V.V..

Trong một vài vùng, việc mua đồ đạc cho toà sứ nuốt hết hơn một phần năm số thu, còn ngân sách cho việc giáo dục chỉ vẻn vẹn được một phần năm mươi.

Có viên giám binh dùng đến 5, 6 người lính khô xanh chăn dê cho mình; có viên giám binh khác bắt những người lính biết chạm trổ làm cho mình những tượng Phật xinh xắn hay đóng những cái hòm rất đẹp bằng gỗ long não.

Theo nguyên tắc thì một viên giám binh chỉ được lấy một người lính làm lính hầu, thế mà người ta đã kề lại rằng có một ông giám binh nọ đã dùng:

  • người đội làm quản gia
  • đầu bếp 3 bồi
  • bếp
  • người làm vườn

1 hầu phòng

1 người đánh xe

1 người chăn ngựa

Bà lớn dùng riêng:

  • người thợ may
  • người thợ giặt

1 người thợ thêu

1 người thợ đan đồ dùng bằng tre

Dĩ nhiên là cậu ấm cũng có một người bồi riêng, không lúc nào rời cậu nửa bưốc. Cộng tất cả là 19 người lính khô xanh. Và những trường hợp như thê không phải là hiếm đâu.

Một người mắt được chứng kiến đã kể lại rằng trong một bữa cơm ồ nhà một quan cai trị nọ, – một bữa cơm thưòng thôi chứ không phải một yến tiệc gì lớn đâu, – sau lưng mỗi người ngồi ăn đều có một anh lính đứng hầu để chò thay đĩa và đưa các thứ cần dùng. Và tất cả những người hầu trong phòng ăn ấy đều do một viên đội nhất chỉ huy.

Một viên chủ tỉnh chơi ngông kỳ quái đến nỗi cho phá cả một cái trường chuyên nghiệp xây mất 50.000 phrăng; vì cái trường đã phạm đại tội che khuất mất phong cảnh trước dinh quan sứ.

Những chuyện tương tự như thế này, tôi có thể kể hết giờ này sang giờ khác. Nhưng tôi tưởng thế cũng đã đủ để các bạn thấy rõ đồng bào chúng tôi phải sống đoạ đầy dưới một chế độ ăn bám và lãng phí như thế nào rồi. Trước khi sang chương khác, xin các bạn cho phép tôi gọi là đế kết luận, lấy một câu của ông Anbe đơ Puvuốcvin, một nhà cựu thực dân ồ Đông Dương, như sau: Chúng ta đã thấy đấy, các quan cai trị của ta ăn ồ ra sao…, anh thì chỉ nghĩ đến việc cho xây nhà nghỉ mát vui chơi thích thú, và ngồi tính toán xem mình được đi bao nhiêu lọng; có anh đã nhiễm ý nghĩ rằng người An Nam nào cũng là kẻ thù cả vì họ có màu da khác anh nên anh ta đốt phá cả một vùng.

[1] Theo các từ điển của Pháp, Lanétxăng là Bộ trưởng Bộ Hàng hải.

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
HƯ GỬI ĐỒNG CHÍ PÊTƠRỐP, TỔNG THƯ KÝ BAN PHƯƠNG ĐÔNG
THƯ GỬI ĐỒNG CHÍ PÊTƠRỐP, TỔNG THƯ KÝ BAN PHƯƠNG ĐÔNGĐỂ NGHỊ:Đồng chí thân mến,Hôm qua, trong khi dự cuộc mít tinh của sinh viên Trường đại học cộng sản phương Đông46, một ý kiến mà tôi đã ngẫm nghĩ ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
Tình cảnh nông dân Trung Quốc
TÌNH CẢNH NÔNG DÂN TRUNG QUỐCTrung Quốc căn bản là một nước nông nghiệp, 85% số dân là nông dân. Có thế chia họ ra làm bốn hạng: địa chủ hạng lớn, địa chủ hạng vừa, người có ít ruộng ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
GIÁO HỘI
GIÁO HỘINếu có dân tộc nào phải nhố ơn Chúa và các giáo sĩ, thì chính đó là dân tộc An Nam! Vì Chúa và các giáo sĩ mà dân tộc này đã sa vào tình cảnh nô lệ như ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
Diễn đàn Đông Dương
DIỄN ĐÀN ĐÔNG DƯƠNGNhờ độ lượng mẫu từ của nước Pháp bảo hộ, Đông Dương thật đã trồ thành một chỗ náu thân cho bọn làm bậy.Ông Bôđoanh mặc dù có bị tố cáo hẳn hoi về tội giả mạo ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
51.000 NGƯỜI AN NAM BỊ ĐẾ QUỐC PHÁP ĐỘNG VIÊN ĐI LÀM BIA ĐỠ ĐẠN
51.000 NGƯỜI AN NAM BỊ ĐẾ QUỐC PHÁP ĐỘNG VIÊN ĐI LÀM BIA ĐỠ ĐẠNVì danh dự của chủ nghĩa đê quốc Pháp, xứ Đông Dương thuộc địa đã bị thiệt hại nặng nề. 51.000 người An Nam (người Đông ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
Sách và tư liệu
Cây tre trăm đốt
No img
Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà ...
Chín cách sửa tính người mà không làm họ giận giữ, phật ý
No img
Chín Cách Sửa Tính Người Mà Không Làm Họ Giận Giữ, Phật ÝNếu Bạn bắt buộc phải chỉ trích thì xin ...
LỜI GIỚI THIỆU TẬP 2
No img
LỜI GIỚI THIỆU TẬP 2Tập 2 của bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, bao ...
Sóng ánh sáng_Tuyển tập đề thi ĐH – CĐ các năm_ Đáp án
Sóng ánh sáng_Tuyển tập đề thi ĐH – CĐ các năm_ Đáp án
Tổng hợp các câu hỏi và đáp án chương Sóng ánh sáng trong đề thi Đại học – Cao đẳng ...