TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

  • NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ
  1. Về bối cảnh lịch sử

       Tuyên ngôn Độc lậpra đời trong một không khí cách mạng hết sức khẩn trương. Đây là thời thời điểm mà tình hình trong nước và quốc tế có rất nhiều thuận lợi cho nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Việt Minh giành chính quyền, giành lại nền độc lập dân tộc; đồng thời, nguy cơ thực dân Pháp trở lại đô hộ nước ta là một sự thật khi mà phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh. Bản Tuyên ngôn Độc lậptuyên bố trước nhân dân Việt Nam và toàn thể cộng đồng quốc tế về nền độc lập của nhân dân Việt Nam đã giành được từ tay phát xít Nhật để bác bỏ hoàn toàn âm mưu và tham vọng của thực dân Pháp đang lăm le quay lại đô hộ Việt Nam.

  1. Về thể loại “tuyên ngôn”

          Trong lịch sử văn học chính luận thế giới đã từng có bản Tuyên ngôn Độc lậpcủa nước Mĩ (Declaration of Independence) năm 1776. Đây là bản tuyên ngôn khẳng định nền độc lập của nước Mĩ đối với nền thống trị của nước Anh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc và tham khảo kinh nghiệm viếtTuyên ngôn Độc lập mà bằng chứng rõ rệt là việc Người dẫn lời Tuyên ngôn Độc lậpnày. Người đã dịch rất hay, rất thành công những câu quan trọng nhất trong lời mở đầu bằng bản Tuyên ngôn Độc lậpcủa Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (All men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness). Tuyên ngôn Nhân quyền Dân quyền của Cách mạng Pháp (Declaration of Rights of Man and The Citizen) cũng được Người nghiên cứu và trích dẫn. NGười cũng đã dịch rất sáng tạo một tư tưởng quan trọng của bản Tuyên ngôn Độc lậpnày: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi” (Men are born and remain free and equal in rights). Theo bình luận của một nhà nghiên cứu Mĩ, khái niệm all men trong bản Tuyên ngôn Độc lậpMĩ, vào thế kỷ XVIII, thời điểm viết bản tuyên ngôn đó, chỉ bao hàm những người đàn ông (người da trắng và có tài sản). Như thế thì all men trong bản dịch của Hồ Chí Minh là “Tất cả mọi người” là một sáng tạo và tiến bộ hơn. Nhưng tất nhiên, hoàn cảnh đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta có những điểm khác, nhân dân ta không chỉ đấu tranh chống chế độ quân chủ phong kiến mà còn lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

          Đây là áng văn chính luận, cái đẹp của tác phẩm toát lên từ tính logic của lập luận, sự chính xác của tư liệu và sự kiện, cấu trúc chặt chẽ, câu văn ngắn gọn, sáng rõ và từ cảm xúc của tác giả – nghĩa là trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và lý trí.

  • PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
  1. Bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập

          Bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lậpphục vụ cho nhiệm vụ chung của toàn tác phẩm. Toàn văn bản có thể chia thành 3 đoạn:

  • Đoạn 1 (từ đầu đến “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”): Trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới là Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngônNhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 về quyền con người được hưởng tự do và độc lập để từ đó suy rộng ra quyền tự do, độc lập của các dân tộc. Đoạn này thể hiện nghệ thuật lập luận và sự uyên bác của tác giả. Để khẳng định tính chân lý của độc lập dân tộc, không gì tốt hơn là dựa vào những tuyên bố mang tính chân lý của các văn kiện nổi tiếng thế giới như hai bản tuyên ngôn đã được dẫn. Bởi lẽ chúng là tiếng nói chân lý khách quan, đã quen thuộc với nhiều người, nhất là đối với người phương Tây. Mặt khác, để có được nghệ thuật lập luận này, tác giả phải có học vấn uyên bác, đọc rộng, biết nhiều. Tác giả rõ ràng thể hiện không chỉ là một vị lãnh tụ có lòng yêu nước, thương dân mà còn có cả trí tuệ sắc sảo, học vấn uyên bác.
  • Đoạn 2 (tiếp theo đến “lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”): Lên án tội ác nhiều mặt của thực dân Pháp xâm lược đã gây ra đối với nhân dân ta trong hơn 80 năm, tố cáo sự bất lực, vô trách nhiệm của Pháp trước đế quốc Nhật khi Nhật xâm chiếm Việt Nam năm 1940. Hai mạch lập luận này dẫn đến kết luận tất yếu là nhân dân ta đứng lên lấy lại đất nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp và tuyên bố “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, nhân dân ta “đánh đỏ các xiềng xích thực dân gần 100 năm” (tức Pháp, Nhật) “đánh đổ chế độ quan chủ” nhiều thế kỷ. Bản Tuyên ngôn Độc lậpvừa khẳng định nền độc lập, tự do của dân tộc vừa nêu tính chất của cuộc cách mạng “Dân chủ Cộng hòa”.
  • Đoạn 3 (phần còn lại): Tuyên bố độc lập hoàn toàn đối với thực dân Pháp và tinh thần quyết đấu tranh để chống lại mọi âm mưu của thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Tác giả đã khẳng định vấn đề độc lập của Việt Nam là phù hợp với nguyên tắc bình đẳng dân tộc mà cộng đồng thế giới đã khẳng định qua các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn – Xan Phran-xi-xcô

Nhìn chung, mỗi đoạn giải quyết một vấn đề riêng, nhưng đều khẳng định quyền tất yếu được hưởng tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy của các dân tộc.

  1. Nghệ thuật lập luận

       Một văn kiện có ý nghĩa chính trị trọng đại được xây dựng trên cơ sở những lập luận vững chắc, đanh thép, có sức thuyết phục; thể hiện trí tuệ sâu sắc và tình cảm yêu nước nồng nàn của tác giả.

  1. Kết tội thực dân Pháp

Chú ý sơ đồ hình cây của lập luận về tội ác của thực dân Pháp. Mô hình lập luận này nêu lên nhận định tổng quát sau đó phát triển những lý lẽ chứng minh. “Bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Nhận định buộc tội này được làm rõ ràng các phương diện chính trị, kinh tế. Trong các phương diện này, lại có những ý nhỏ, cụ thể hóa.

  • Về chính trị: Tác giả vạch trần bản chất chính trị phản động của thực dân Pháp: “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”, “luật pháp dã man”, “lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc” hòng ngăn cản việc thống nhất nước ta, “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, “thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta”, “thi hành chính sách ngu dân”, “dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”.
  • Về kinh tế: “Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy” khiến cho nước ta nghèo nàn, lạc hậu; “Chúng độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng”, “Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý” làm cho dân ta bần cùng; “Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”.

Nhận xét: Điều đáng chú ý là người viết đã đề cập đến tội ác của thực dân Pháp đối với tất cả mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam: từ dân cày, dân buôn, các nhà tư sản, công nhân cho đến trí thức (khi viết “nhà tù nhiều hơn trường học”, “ràng buộc dư luận”, “chính sách ngu dân”).

Một tội ác khác của thực dân Pháp bị vạch trần: Chúng tuyên bố “bảo vệ nước ta nhưng đã đầu hàng phát xít Nhật, trong thời gian 5 năm, “chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Bản tuyên ngôn chỉ rõ, từ năm 1940, “nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa”.

Tóm lại, ba lý lẽ vạch tội chính: tội ác chính trị, kinh tế và tội bán nước cho Nhật đưa đến kết luận thuyết phục “dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Chúng ta có đầy đủ căn cứ “tuyên bố thoát hẳn quan hệ thực dân Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

  1. Tuyên bố độc lập

          Đoạn thứ ba khẳng định lại bản chất của cuộc đấu tranh giành độc lập này là giành độc lập từ thực dân Pháp. Lời tuyên bố độc lập được khẳng định từ nhiều chiều. Trước hết là từ ý chí của nhân dân Việt Nam: “Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”. Rồi nhìn từ phía cộng đồng quốc tế: khẳng định sự công nhận tất yếu của cộng đồng quốc tế vì các tổ chức quốc tế đã công nhận các nguyên tắc bình đẳng dân tộc; tổng hợp lại, dân tộc Việt Nam đã đấu tranh suốt hơn 80 năm chống thực dân pháp (khẳng định lại quyết tâm giành độc lập của nhân dân Việt Nam, lại đã đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm (lấy lại ý Việt Nam đứng trong trào lưu tiến bộ của cộng đồng quốc tế), “dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

       Câu kết của bản Tuyên ngôn Độc lậpcũng tổng hợp các lý lẽ khác nhau: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

  1.  Hình tượng tác giả

       Chủ tịch Hồ Chí Minh bộ lộ tình yêu nước, thương dân nồng nàn trong những dòng văn kết tội thực dân Pháp, nhất quán với tinh thần Người đã viết trong Bản án chế độ thực dân Pháp. Các từ ngữ nhân dân ta, đồng bào ta, nước nhà của ta, những người yêu nước thương nòi của ta, nòi giống ta, đồng bào ta nói rõ tình yêu nhân dân, đất nước vô bờ của Người. Mặt khác, lòng căm thù thực dân Pháp xâm lược cũng là một tình cảm mạnh mẽ, dứt khoát của tác giả. Bản Tuyên ngôn Độc lậpđược viết không chỉ với trí tuệ sắc sảo mà còn với tình cảm mãnh liệt, chân thành.

  1.  Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

Phần lớn các câu văn trong bản Tuyên ngôn Độc lậpngắn gọn, chắc nịch, sáng thích hợp với tinh thần khẳng định. Có những câu văn tự sự ngắn mà gọi không khí lịch sử khẩn trương: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo đại thoái vị”. Những câu bình luận chọn lọc, gọn gàng mà đanh thép: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Bản Tuyên ngôn cũng sử dụng thủ pháp liệt kê tạo ra lời buộc tội đanh thép nhiều chiều, toàn diện: chúng không cho…, chúng lập ra…, chúng ràng buộc…, chúng dùng…, chúng giữ… Chủ tịch Hồ Chí Minh phần lớn dùng mẫu câu khẳng định trực tiếp như: “…dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. Tuy nhiên, khi cần thay đổi để các mẫu câu đa dạng hóa, phù hợp với đối tượng như khi hướng tới các nước Đồng minh, tác giả có thể dùng cách khẳng định bằng hai lần phủ định: không thể không công nhận – một cách nói khá phổ biến của người phương Tây,… Từ ngữ được sử dụng cũng mang cảm hứng khẳng định kiên quyết như: lẽ phải, sự thật, tuyệt đối, thẳng tay, kiên quyết, quyết không thể không công nhận, phải,…

Bản Tuyên ngôn Độc lập là mẫu mực hoàn chỉnh của văn bản chính luận.

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu
BÀI. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Bạch Đằng giang phú) TRƯ­ƠNG HÁN SIÊU I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Trương Hán Siêu (? – 1354), tự là Thăng Phủ, quê ở thôn Phúc Am, xã ...
Văn, Tiếng ViệtVăn học lớp 10
no img nhan thanh
Chiến thắng Mtao Mxây – Trích sử thi Đamsan
BÀI. CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (Trích Đăm Săn - Sử thi Tây Nguyên) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Về khái niệm sử thi Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, ...
Văn, Tiếng ViệtVăn học lớp 10
no img nhan thanh
Ôn tập phần văn học
BÀI GIẢNG - ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN (Ngữ văn 12 - Cơ Bản) I. Ôn tập các tri thức chung 1. Các kiểu loại văn bản a. Tự sự: Trình bày các sự việc (sự kiện) có ...
Văn, Tiếng ViệtVăn học lớp 12
no img nhan thanh
Trình bày những cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong chương Đất Nước. Bình giảng 9 câu mở đầu đoạn trích.
Đất nước là hình tượng trữ tình lớn, là cảm xúc nghệ thuật của nhiều thế hệ nhà thơ Việt Nam. Có một thực tế: mỗi lần đất nước đặt trước những thử thách ...
Văn, Tiếng ViệtĐất nước - Nguyễn Khoa Điềm
no img nhan thanh
Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên
Hoàn cảnh đặc biệt đó đã làm nảy sinh trong giới văn nghệ sĩ một ý thức nghệ thuật gắn liền với công cuộc xây dựng cuộc sống mới của nhân dân, tự nguyện đi ...
Văn, Tiếng ViệtTiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
Sách và tư liệu
Đề thi mẫu quốc gia MÔN TIẾNG PHÁP kì thi tốt nghiệp & đại học năm 2015 – BỘ GIÁO DỤC ĐT
Đề thi mẫu quốc gia MÔN TIẾNG PHÁP kì thi tốt nghiệp & đại học năm 2015 – BỘ GIÁO DỤC ĐT
CÓ ĐÁP ÁN (Đề thi mẫu quốc gia kì thi tốt nghiệp & đại học năm 2015 - BỘ GIÁO ...
BẢN TRUYỀN ĐƠN BẰNG TIẾNG VIỆT CỦA BAN NGHIÊN CỨU THUỘC ĐỊA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP
No img
BẢN TRUYỀN ĐƠN BẰNG  TIẾNG VIỆT CỦA BAN NGHIÊN CỨU THUỘC ĐỊA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁPCác bạn lao động ...
BÁO CÁO (DỰ THẢO) Pari, ngày 20-11-1921
No img
BÁO CÁO(DỰ THẢO)Pari, ngày 20-11-1921Tiểu ban Đông Dương thuộc Pháp trong Ban nghiên cứu thuộc địa60 của Đảng Cộng sản ...
Đề thi Môn Lý THPT 2015 – Bộ Giáo dục & Đào tạo
Đề thi Môn Lý THPT 2015 – Bộ Giáo dục & Đào tạo
Cần giải đáp các em hãy online casino tham gia nhóm: Học Lý cùng Nhân Thành - nhanthanhcs1@gmail.com 
NẠN THIẾU TRƯỜNG HỌC
No img
NẠN THIẾU TRƯỜNG HỌCDân chúng đang đòi hỏi phải có trường học, mà hiện nay, trường học đang thiếu một ...