KHẢO SÁT KHỐI 12 LẦN 2 MÔN : NGỮ VĂN-SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC Đề thi có 02 trang

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

            Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.

Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,…là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.

Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.

(Phỏng theo Hữu Thọ, dẫn theo SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.94)

Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)

Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? (0,5 điểm)

Câu 3. Đặt nhan đề cho đoạn trích? (0,25 điểm)

Câu 4. Nêu ít nhất 03 biện pháp để sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân một cách hợp lí. Viết một đoạn văn ngắn 5 -7 dòng. (0,5 điểm).

            Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 7:

Năm 20 của thế kỷ 20 
 Tôi sinh ra. Nh
ưng chưa được làm người 
 
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ. 
Ôi những ngày x
ưaMưa xứ Huế 
M
ưa sao buồn vậy, quê hương ơi! 
Ngẩng
đầu lên, không thấy mặt trời 
Ðất lai láng những là
nước mắt 

 Có lẽ vậy thôi… Tôi đã trôi n con thuyền lay lắt 
Trên dòng sông mù s
ương 
Tôi
đã khô như cây sậy bên đường 
Ðâu dám
ước làm hoa thơm trái ngọt 
Tôi
đã chết, lặng im, n con chim không bao giờ được hót 
Một tiếng ca lảnh lót cho
đời 
Nếu chậm mùa xuân ấy, em
ơi! 

(Một nhành xuân – Tố Hữu)

 

Câu 5. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

Câu 6. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mặt trờinước mắt trong đoạn thơ. (0,5 điểm)

Câu 7. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất được thể hiện trong 7 dòng thơ cuối? (0,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1 (3,0 điểm)

Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh của con người (Danh ngôn Pháp)

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về  ý kiến trên.

Câu 2 (4,0 điểm)

Khi bàn về hình tượng âm thanh tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca– Thanh Thảo có ý kiến cho rằng: “Tiếng đàn là thân phận của Lorca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị”. Lại có ý kiến khẳng định: “Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca”.

            Qua việc cảm nhận về hình tượng âm thanh tiếng đàn trong bài thơ anh/ chị hãy bình luận hai ý kiến trên.

 

————————-HẾT————————

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……….……….….……………. Số báo danh:……………

 

SỞ GD &ĐT VĨNH PHÚC                                 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI

KHẢO SÁT KHỐI 12 LẦN 2

MÔN : NGỮ VĂN

(Đáp án gồm: 04 trang)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

 

 ĐỌC- HIỂU

3,0

 

1

– Đoạn trích chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận

0,25

2

Nội dung chính của đoạn trích: Nói về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của mỗi người, nêu thực trạng và kêu gọi mọi người, xã hội hãy chăm lo

thời gian nhàn rỗi bởi đó là vấn đề văn hóa.

0,5

3

Đặt nhan đề: Thời gian nhàn rỗi/ Sử dụng thời gian nhàn rỗi/ Thời gian nhàn rỗi- vấn đề văn hóa…

0,25

4

– Hình thức: HS viết đúng hình thức đoạn văn, đúng quy định về số dòng (không đúng trừ 0,25).

– Nội dung: Nêu ít nhất 3 biện pháp để sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân một cách hợp lí:

Ví dụ: đọc sách, chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ, du lịch…

0,5

5

– Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

0,5

6

 

 

– Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh:

 + Mặt trời – tượng trưng cho tự do/ ánh sáng của lí tưởng/cuộc sống tươi đẹp;

 + Nước mắt – tượng trưng cho sự thương đau/ mất mát/ nô lệ/ lầm than/ cuộc sống tối tăm.

0,5  

 

 

7

– Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nhất: So sánh.

– Tác dụng: thể hiện rõ tình trạng mất phương hướng, mất niềm tin và mơ ước, sống vô nghĩa, lay lắt của nhân vật trữ tình/ tôi khi chưa gặp được mùa xuân của lí tưởng.

0,25

0,25

II

 

LÀM VĂN

 

 

1

Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh của con người (Danh ngôn Pháp)

3,0

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

0,25

 

 

Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, trích dẫn câu nói. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Triền khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

1. Giải thích.

+ Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lý, éo le mà con người không mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ: Ốm đau, tai nạn, chiến tranh, xung đột,…

+ Nghịch cảnh không chỉ là phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh: Nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không chỉ hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm của mình và của người mà quan trọng hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc sống.

+ Ý cả câu: Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của con người

2. Bàn luận ý kiến

+ Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống và ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời.

+ Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người, thấy được tình cảm của tập thể và cả dân tộc.

+ Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình.

+ Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng.

3. Bài học nhận thức và hành động.

+ Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có sức mạnh vượt qua nghịch cảnh. Nhưng không chỉ trong nghịch cảnh mới giúp ta nhận thức được nhiều điều mà ngay trong những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống thường ngày thì mỗi người cần luôn có ý thức học hỏi, cầu tiến để rút kinh nghiệm cho mình, trau dồi kiến thức cho bản thân.

+ Sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch cảnh với cả cộng đồng.

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

c. Sáng tạo

0,25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

 

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

 

 

 

2

 

 

 

Cảm nhận về hình tượng âm thanh tiếng đàn và bình luận 2 ý kiến.

4,0

a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

 

Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.

 

b. Triền khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; cảm nhận sâu sắc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

 

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề

– Thanh thảo là nhà thơ trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ, có nhiều nỗ lực cách tân thơ sau năm 1975, nổi bật là sự tìm kiếm những cách biểu đạt mới trong thơ.

Đàn ghi ta của Lorca rút từ tập thơ Khối vuông Ru- bích (1985) là thi phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo. Bài thơ được lấy cảm hứng từ nhân cách cao đẹp cùng số phận oan khuất của Lor- ca, là tiếng nói tri âm của Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ Tây Ban Nha. Hình tượng âm thanh tiếng đàn là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ Việt. Trích dẫn 2 ý kiến.

2. Giải thích 2 ý kiến.

– Hai ý kiến là hai nhận xét khác nhau về ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn.

+ Ý kiến trước nhìn tiếng đàn như một thực thể mong manh, ngắn ngủi để thấy tiếng đàn là thân phận Lor-ca, nghệ thuật Lor-ca.

+ Ý kiến sau lại nhận ra tiếng đàn như một sinh thể có sức sống bất diệt để thấy tiếng đàn tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn, cho sức sống của nghệ thuật Lor-ca.

3. Cảm nhận về hình tượng âm thanh tiếng đàn và bình luận 2 ý kiến.

a. Cảm nhận về hình tượng âm thanh tiếng đàn:

* Tiếng đàn là thân phận Lor-ca, thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị.

Những tiếng đàn bọt nước mong manh và ngắn ngủi được đặt trong sự tương phản, đối lập với sắc đỏ gắt của trận đấu bò sinh tử, của nền chính trị độc tài thân phát xít đang thiêu đốt tự do dân chủ, gợi liên tưởng tới thân phận đơn độc nhỏ nhoi, khiêm nhường, số phận mong manh, ngắn ngủi của Lor-ca trong bối cảnh chính trị căng thẳng, dữ dội. Đây là một trận chiến lớn giữa một bên là khát vọng dân chủ của nhân dân nói chung, của Lor-ca nói riêng với nền chính trị độc tài. Xét trong lĩnh vực nghệ thuật, đó là cuộc xung đột giữa khát vọng cách tân của nhà thơ với nền nghệ thuật già nua. Xét ở phương diện nào thì Lor-ca cũng một nghệ sĩ- chiến sĩ đơn độc.

            – Tiếng ghi ta vỡ tanròng ròng máu chảy: Tiếng đàn đã thành thân phận đau thương của Lor-ca, của nghệ thuật trước sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù. Hai tiếng “vỡ tan”, vừa là sự vỡ ra của bọt nước vừa là sự phập phồng thổn thức của tiếng đàn. Nó đã cất lên lời ca tranh đấu lên án bè lũ phát xít đã hủy diệt cái tài, hủy diệt cái đẹp. Và vì thế, bản ghi ta bi tráng đẩy đến độ cao trào của sự bi phẫn, nó ròng ròng máy chảy, nó uất nghẹn, tức tưởi đến bật máu thành từng dòng đau thương trong một bản đàn giao hưởng hào sảng. Nỗi đau của tiếng đàn cũng là nỗi đau của người nghệ sĩ khi khát vọng chưa thành. Âm thanh tiếng đàn như tiếng kêu cứu của con người, của cái đẹp trước thời khắc bị đẩy tới chỗ tuyệt diệt. Thì ra, nghệ thuật trong bản thể của nó cũng là một sinh mệnh.

* Tiếng đàn là vẻ đẹp tâm hồn Lor-ca, là sức sống bất diệt của nghệ thuật.

Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh: Tiếng đàn mang âm vang và sắc màu của một tâm hồn rạo rực, say đắm trong tình yêu, thiết tha, khắc khoải với sự sống của người nghệ sĩ đa tài. Màu nâu xuất hiện suy tư, trầm tĩnh đến lạ thường. Đó là màu nâu của vỏ cây đàn, màu nâu của đất đai, màu nâu của làn da, mái tóc cô gái Digan. Trước giây phút từ li, chàng đã ngước lên nhìn bầu trời xanh tha thiết, bầu trời khát vọng, bầu trời yêu thương nơi có bóng hình nàng Maria thủy chung. Đó là màu xanh, là sự hóa thân của Lor-ca và tiếng đàn vào thiên nhiên mang sức sống cỏ cây. Hai tiếng “biết mấy” nằm ở cuối câu vừa là sự tha thiết trong tình cảm của người nghệ sĩ Thanh Thảo vửa tôn thêm vẻ đẹp của tuổi trẻ Lor-ca – vẻ đẹp của người chiến sĩ suốt đời hi sinh vì lý tưởng.

– Tiếng đàn mãi trường tồn “không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: “tiếng đàn” tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca, cho tình yêu tự do, yêu con người mà suốt đời ông theo đuổi; đó là cái đẹp không thể bị hủy diệt, nó sẽ sống, sẽ lan truyền mãi, giản dị mà kiên cường như cỏ dại. Giai điệu li-la li-la li-la mãi vang ngân là một ẩn dụ tượng trưng cho sức sống bất diệt của Lor-ca, của nghệ thuật, của những giá trị chân chính trên cõi đời này. Tiếng đàn mang tên loài hoa Li La như sự sống vẫn lặng lẽ tỏa hương, hiện hữu giữa cuộc đời.

(Lưu ý: HS có thể trình bày theo cách khác nhưng phải làm nổi bật được vấn đề: Ví dụ:

– Hình ảnh đầu tiên mà Thanh Thảo gợi ra là những tiếng đàn bọt nước. (0,25)

– Hình tượng tiếng ghi ta trong những giây phút bi phẫn trong cuộc đời Lor-ca. (0,75)

– Hình ảnh tiếng đàn sau cái chết của Lor-ca. (0,5)

b. Bình luận 2 ý kiến.

– Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau cùng khẳng định những ý nghĩa tượng trưng của hình tượng tiếng đàn: Tiếng đàn vừa là một ẩn dụ nghệ thuật của thân phận mong manh, ngắn ngủi của Lor-ca, của nghệ thuật vừa là hỉnh ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp sức sống bất diệt của tâm hồn Lor-ca, của nghệ thuật nói chung.

– Hình tượng có được nhiều ý nghĩa ấy là do Thanh Thảo đã sử dụng phối kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật: Đối lập, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, điệp ngữ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh để tạo nên nhiều hình ảnh thơ lạ hóa giàu sắc thái tượng trưng, siêu thực, hình thức câu thơ tự do, ngắt nhịp bất thường, giàu chất nhạc, chất họa…

4. Đánh giá chung.

 – Khẳng định lại hai ý kiến trên và đánh giá chung về hình tượng Lor-ca, khẳng định sự bất tử của Lor-ca, của  tiếng đàn Lor-ca. Người nghệ sĩ ấy đã chết nhưng tiếng đàn của ông vẫn sống mãi với Tây Ban Nha, với lòng người yêu tự đo, yêu hòa bình.

– Khẳng định tài năng độc đáo, sự trăn trở của người nghệ sĩ Thanh Thảo trên hành trình sáng tạo ông đã hóa thân, nhập cảm sâu sắc vào thế giới nghệ thuật vào cuộc đời và số phận của Lor-ca, sự cộng hưởng cùng khát vọng sáng tạo để suy ngẫm sâu xa về nỗi đau, niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ lớn đã dâng hiến trọn vẹn cho cái đẹp.

0, 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

c. Sáng tạo

0,25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

 

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

 

 

 

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II  = 10 điểm

 

 

——————–Hết——————–

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 –  KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016  Môn: Ngữ văn – SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT YÊN THẾ
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 – KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: Ngữ văn – SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT YÊN THẾ
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 -  KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016Môn: Ngữ vănPhần I. Đọc hiểu (3.0 điểm).Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4...."Tôi muốn nhấn ...
Chuyên mụcĐề thi thử thpt môn Văn học
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
 TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU    ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1NĂM HỌC 2015 - 2016MÔN: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn thơ sau và thực hiện ...
Chuyên mụcĐề thi thử thpt môn Văn học
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 201 5 -201 6 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 201 5 -201 6 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12
 SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠOĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2015-2016MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12               Ngày thi: 14/10/2015Thời gian làm bài: 180 phút PHẦN I: (3 điểm)   Câu 1: (1,5 ...
Chuyên mụcĐề thi thử thpt môn Văn học
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I (2016) MÔN: NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I (2016)
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I (2016) MÔN: NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I (2016)
 TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA         KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I (2016)                                                                   MÔN: NGỮ VĂN           ĐỀ CHÍNH THỨC                         Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3 đ)Đọc đoạn thơ sau và ...
Chuyên mụcĐề thi thử thpt môn Văn học
ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN I NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn thi: Ngữ văn TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ
ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN I NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn thi: Ngữ văn TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ
ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN INĂM HỌC: 2015 - 2016Môn thi: Ngữ vănPhần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)1.  Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:Em trở về đúng nghĩa ...
Chuyên mụcĐề thi thử thpt môn Văn học
Sách và tư liệu
Đề thi thử thpt môn Vật lý_ĐH Ngoại Thương_10/4/2017
Đề thi thử thpt môn Vật lý_ĐH Ngoại Thương_10/4/2017
Đề thi thử thpt môn Vật lý_ĐH Ngoại Thương_10/4/2017
Vật lý 12. C6. Nd 3. Mẫu Bohr và nguyên tử Hidro
Vật lý 12. C6. Nd 3. Mẫu Bohr và nguyên tử Hidro
Đáp án nửa sau của file dữ liệu các bạn nhé.
Vật lý 12_Đề thi thử số 2_mức độ tb_có đa
Vật lý 12_Đề thi thử số 2_mức độ tb_có đa
Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ ...
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT II (2015 -2016) Môn: Ngữ Văn 12 ( khối D) – SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀM LONG
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT II (2015 -2016) Môn: Ngữ Văn 12 ( khối D) – SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀM LONG
I . PHẨN ĐỌC HIỂU  (3 điểm)Đọc hai đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu ...